Bò: Gần đây, một bộ phận người dân Ấn Độ gây tranh cãi khi tắm phân bò để đẩy lùi Covid-19. Thực tế, người nước này không coi con vật này là thần và cũng chẳng thờ nó. Tuy nhiên, trong kinh Veda, bò có kết nối với Aditi - mẹ của các vị thần. Ngoài ra, trong ghi chép của đạo Hindu, chỉ các vị thần như Shiva mới sở hữu con bò chiến, gọi là Nandi. Các bức tượng, tranh vẽ của Ấn Độ giáo cũng thường khắc họa con bò.... Ảnh: Trending News.Do đó, nhìn chung, bò có một vị trí nhất định trong mắt người Ấn Độ và việc giết, ăn thịt nó là cấm kỵ.Chó: "Người bạn tốt nhất của con người" cũng được tôn thờ ở một số vùng của Nepal. Trong đạo Hindu, thần Dattatreya thường được gắn liền với 4 con chó, đại diện cho 4 Veda. Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, chó cũng là loài vật linh thiêng. Người Hy Lạp xưa cũng dành lòng tôn kính cho Cerberus, con chó 3 đầu canh gác trước cổng địa ngục. Ảnh: Travel + Leisure.Voi: Loài này được thờ phụng nhiều trong các ngôi đền miền Nam Ấn Độ. Trong đạo Hindu còn có một vị thần voi tên Ganesha. Vùng Maharashtra của Ấn Độ dành vị trí đặc biệt cho loài voi. Họ tin voi là loài đại diện cho sự dũng cảm, trí tuệ... Ảnh: NewsCN.Hổ: Văn hóa Hàn Quốc coi hổ là vị thần thiêng liêng. Chúng đại diện cho quyền lực, lòng dũng cảm, có khả năng xua đuổi ma quỷ và đem lại may mắn. Đặc biệt, các con hổ trắng còn linh thiêng hơn. Người ta tin chúng đã vượt qua những kiếp nạn, thử thách để đạt đến cảnh giới hiểu biết về thế giới cao hơn rất nhiều. Bộ lông trắng chính là tượng trưng cho trí tuệ của chúng. Ảnh: Univision.Mèo: Người dân Ai Cập cổ đại coi mèo là loài vật thần bí, có khả năng đem lại may mắn. Ở các gia đình giàu có, mèo được ăn ngon và đeo trang sức. Khi chết, chúng cũng được ướp xác. Tờ National Geographic bản trẻ em từng gọi mèo là "kẻ cai trị Ai Cập cổ đại". Ảnh: HowStuffsWork.Rắn: Đạo Kito coi rắn có sự liên hệ với ma quỷ. Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa khác, nó lại được đề cao và coi như biểu tượng cho khả năng sinh sản. Trong đạo Hindu, các vị thần cũng có mối liên hệ chặt chẽ với rắn. Ví dụ như Shiva, vị thần luôn đeo một con rắn hổ mang quanh cổ. Ảnh: Lensculture.Việt Nam - Trâu nước: Xuất thân là một đất nước nông nghiệp nên từ xưa đến nay hình ảnh con trâu luôn gắn bó với đồng quê, với làng xóm và cả trong văn hóa của người Việt. Dù chưa chính thức nhưng hình ảnh con trâu vẫn luôn được xem là linh thú của dân tộc ta.
Trong nền văn hóa chung của nhân loại, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa Phương Đông và gắn bó với cuộc sống của người dân vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa của người Việt Nam. Trâu là con vật đứng thứ 2 trong 12 con giáp (Sửu), đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc theo quan niệm dân gian của người Việt (trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn). Trâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước và trong việc tế lễ thần linh.
Bò: Gần đây, một bộ phận người dân Ấn Độ gây tranh cãi khi tắm phân bò để đẩy lùi Covid-19. Thực tế, người nước này không coi con vật này là thần và cũng chẳng thờ nó. Tuy nhiên, trong kinh Veda, bò có kết nối với Aditi - mẹ của các vị thần. Ngoài ra, trong ghi chép của đạo Hindu, chỉ các vị thần như Shiva mới sở hữu con bò chiến, gọi là Nandi. Các bức tượng, tranh vẽ của Ấn Độ giáo cũng thường khắc họa con bò.... Ảnh: Trending News.
Do đó, nhìn chung, bò có một vị trí nhất định trong mắt người Ấn Độ và việc giết, ăn thịt nó là cấm kỵ.
Chó: "Người bạn tốt nhất của con người" cũng được tôn thờ ở một số vùng của Nepal. Trong đạo Hindu, thần Dattatreya thường được gắn liền với 4 con chó, đại diện cho 4 Veda. Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, chó cũng là loài vật linh thiêng. Người Hy Lạp xưa cũng dành lòng tôn kính cho Cerberus, con chó 3 đầu canh gác trước cổng địa ngục. Ảnh: Travel + Leisure.
Voi: Loài này được thờ phụng nhiều trong các ngôi đền miền Nam Ấn Độ. Trong đạo Hindu còn có một vị thần voi tên Ganesha. Vùng Maharashtra của Ấn Độ dành vị trí đặc biệt cho loài voi. Họ tin voi là loài đại diện cho sự dũng cảm, trí tuệ... Ảnh: NewsCN.
Hổ: Văn hóa Hàn Quốc coi hổ là vị thần thiêng liêng. Chúng đại diện cho quyền lực, lòng dũng cảm, có khả năng xua đuổi ma quỷ và đem lại may mắn. Đặc biệt, các con hổ trắng còn linh thiêng hơn. Người ta tin chúng đã vượt qua những kiếp nạn, thử thách để đạt đến cảnh giới hiểu biết về thế giới cao hơn rất nhiều. Bộ lông trắng chính là tượng trưng cho trí tuệ của chúng. Ảnh: Univision.
Mèo: Người dân Ai Cập cổ đại coi mèo là loài vật thần bí, có khả năng đem lại may mắn. Ở các gia đình giàu có, mèo được ăn ngon và đeo trang sức. Khi chết, chúng cũng được ướp xác. Tờ National Geographic bản trẻ em từng gọi mèo là "kẻ cai trị Ai Cập cổ đại". Ảnh: HowStuffsWork.
Rắn: Đạo Kito coi rắn có sự liên hệ với ma quỷ. Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa khác, nó lại được đề cao và coi như biểu tượng cho khả năng sinh sản. Trong đạo Hindu, các vị thần cũng có mối liên hệ chặt chẽ với rắn. Ví dụ như Shiva, vị thần luôn đeo một con rắn hổ mang quanh cổ. Ảnh: Lensculture.
Việt Nam - Trâu nước: Xuất thân là một đất nước nông nghiệp nên từ xưa đến nay hình ảnh con trâu luôn gắn bó với đồng quê, với làng xóm và cả trong văn hóa của người Việt. Dù chưa chính thức nhưng hình ảnh con trâu vẫn luôn được xem là linh thú của dân tộc ta.
Trong nền văn hóa chung của nhân loại, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa Phương Đông và gắn bó với cuộc sống của người dân vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa của người Việt Nam. Trâu là con vật đứng thứ 2 trong 12 con giáp (Sửu), đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc theo quan niệm dân gian của người Việt (trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn). Trâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước và trong việc tế lễ thần linh.