Cây pơ mu có nguồn gốc từ phía Đông Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây pơ mu có nhiều ở vùng rừng núi phía bắc, phía tây miền Trung, ở Tây Nguyên thì có nhiều ở Đắk Lắk hoặc Đắk Nông. (Nguồn Panoramio)Cây pơ mu là cây thân gỗ, cao từ 25m - 30m. Vỏ có mùi thơm, màu nâu xám. Lá dạng trứng hoặc dạng mác. Quả non màu xanh, sau chuyển sang nâu sẫm. (Nguồn Photobucket) Cây pơ mu ưa sống ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, không chịu được bóng râm. (Nguồn Baogiaothong)Cây pơ mu còn có tên gọi khác như đinh hương, tô hạp hương, mạy vạc, mạy long lanh, khơ mu, hòng he. (Nguồn Tienphong) Ở nước ta, gỗ cây pơ mu được coi là một loại gỗ quý do có mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, trọng lượng nặng và đặc tính không bị mối mọt phá hoại. (Nguồn Wikimedia)Gỗ pơ mu được sử dụng làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng, làm nóc nhà, vách ngăn phòng, các loại đồ nội thất. (Nguồn Thanhnien) Do là loài gỗ quý và khan hiếm nên giá trị kinh tế của cây pơ mu rất cao. Cây pơ mu là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996. (Nguồn Photobucket) Ở Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận là Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 725 cây Pơ mu quần tụ trên diện tích 250ha tại xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang. (Nguồn Thanhnien)
Cây pơ mu có nguồn gốc từ phía Đông Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây pơ mu có nhiều ở vùng rừng núi phía bắc, phía tây miền Trung, ở Tây Nguyên thì có nhiều ở Đắk Lắk hoặc Đắk Nông. (Nguồn Panoramio)
Cây pơ mu là cây thân gỗ, cao từ 25m - 30m. Vỏ có mùi thơm, màu nâu xám. Lá dạng trứng hoặc dạng mác. Quả non màu xanh, sau chuyển sang nâu sẫm. (Nguồn Photobucket)
Cây pơ mu ưa sống ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, không chịu được bóng râm. (Nguồn Baogiaothong)
Cây pơ mu còn có tên gọi khác như đinh hương, tô hạp hương, mạy vạc, mạy long lanh, khơ mu, hòng he. (Nguồn Tienphong)
Ở nước ta, gỗ cây pơ mu được coi là một loại gỗ quý do có mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, trọng lượng nặng và đặc tính không bị mối mọt phá hoại. (Nguồn Wikimedia)
Gỗ pơ mu được sử dụng làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng, làm nóc nhà, vách ngăn phòng, các loại đồ nội thất. (Nguồn Thanhnien)
Do là loài gỗ quý và khan hiếm nên giá trị kinh tế của cây pơ mu rất cao. Cây pơ mu là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996. (Nguồn Photobucket)
Ở Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận là Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 725 cây Pơ mu quần tụ trên diện tích 250ha tại xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang. (Nguồn Thanhnien)