Lạc đà một bướu hay lạc đà Ả Rập (Camelus dromedarius) có nguồn gốc ở Bắc Phi và Tây Á. Loài lạc đà này dài tới 3 mét, cao 1,8-2,1 mét, nặng 450–680 kg.Được thuần hóa từ rất sớm, ngày nay lạc đà một bướu được nuôi rộng rãi để lấy sữa, thịt và làm phương chuyên chở hàng hóa và con người. Chúng không còn được ghi nhận trong hoang dã ở nơi cư trú bản địa.Lạc đà hai bướu hay lạc đà Bactrian (Camelus bactrianus) có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên khu vực Trung Á. Là loài lạc đà lớn nhất, chúng dài 2,3-3,5 mét, cao 2,3-2,5 mét, nặng trên 700 kg.So lạc đà một bướu, lạc đã hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, sức chịu đựng tốt hơn đáng kể. Chúng cũng được thuần hóa sớm, là loài vật thồ hàng chủ yếu trên Con đường Tơ lụa cổ xưa.Lạc đà hai bướu hoang dã (Camelus ferus) phân bố từ khu vực Nội Mông của Trung Quốc đến Kazakhstan. So với đà Bactrian, lạc đà hai bướu hoang dã có cơ thể nhỏ và mảnh khảnh hơn, bướu nhỏ, thấp và có hình nón, lông ngắn và thưa.Hiện nay chỉ có khoảng 1.000 cá thể lạc đà hai bướu hoang dã còn tồn tại trong các khu bảo tồn của Trung Quốc và Mông Cổ. Chúng được coi là loài Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.Lạc đà không bướu hay đà mã (Lama glama) là loài lạc đà bản địa ở khu vực phía Tây của Nam Mỹ. Chúng có chiều dài 90-160 cm, cao 1,7-1,8 mét, nặng 130-200 kg.Loài lạc đà này đã được các cư dân nền văn hóa Andes nuôi lấy thịt, lông và sức kéo từ nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ.Lạc đà Alpaca (Vicugna pacos) sinh sống chủ yếu ở trên dãy Andes, phía Nam Peru, Bolivia và Bắc Chile. Chúng dài 99-117 cm, cao 81-99 cm, nặng 48-84 kg.Loài lạc đà này được nuôi để lấy thịt và lông. Lông lạc đà Alpaca mịn, chắc và ấm áp, có giá trị rất cao trên thị trường. Do kích thước nhỏ, loài lạc đà này không được dùng để thồ hàng.Lạc đà Guanaco (Lama guanicoe) có phân bố từ dãy Andes đến vùng Patagonia, phía Nam Argentina. Chúng dài 2,1-2,2 mét, cao 1-1,3 mét, nặng 90-140 kg.Đây là một trong hai loài lạc đà hoang dã của Nam Mỹ (loài còn lại là lạc đà Vicuña). Chúng chính là tổ tiên của loài lạc đà không bướu đã thuần hóa.Lạc đà Vicuña (Vicugna vicugna) được ghi nhận chủ yếu ở trung tâm dãy Andes, nhiều nhất là ở Peru. Chúng dài 1,4-1,6 mét, cao 75-85 cm, nặng 35–65 kg.Loài lạc đà hoang này được đánh giá là thanh nhã và duyên dáng hơn lạc đà Guanaco. Hình ảnh của chúng hiện diện trên quốc huy của Peru, nơi chúng được coi là loài thú biểu tượng quốc gia.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Lạc đà một bướu hay lạc đà Ả Rập (Camelus dromedarius) có nguồn gốc ở Bắc Phi và Tây Á. Loài lạc đà này dài tới 3 mét, cao 1,8-2,1 mét, nặng 450–680 kg.
Được thuần hóa từ rất sớm, ngày nay lạc đà một bướu được nuôi rộng rãi để lấy sữa, thịt và làm phương chuyên chở hàng hóa và con người. Chúng không còn được ghi nhận trong hoang dã ở nơi cư trú bản địa.
Lạc đà hai bướu hay lạc đà Bactrian (Camelus bactrianus) có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên khu vực Trung Á. Là loài lạc đà lớn nhất, chúng dài 2,3-3,5 mét, cao 2,3-2,5 mét, nặng trên 700 kg.
So lạc đà một bướu, lạc đã hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, sức chịu đựng tốt hơn đáng kể. Chúng cũng được thuần hóa sớm, là loài vật thồ hàng chủ yếu trên Con đường Tơ lụa cổ xưa.
Lạc đà hai bướu hoang dã (Camelus ferus) phân bố từ khu vực Nội Mông của Trung Quốc đến Kazakhstan. So với đà Bactrian, lạc đà hai bướu hoang dã có cơ thể nhỏ và mảnh khảnh hơn, bướu nhỏ, thấp và có hình nón, lông ngắn và thưa.
Hiện nay chỉ có khoảng 1.000 cá thể lạc đà hai bướu hoang dã còn tồn tại trong các khu bảo tồn của Trung Quốc và Mông Cổ. Chúng được coi là loài Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.
Lạc đà không bướu hay đà mã (Lama glama) là loài lạc đà bản địa ở khu vực phía Tây của Nam Mỹ. Chúng có chiều dài 90-160 cm, cao 1,7-1,8 mét, nặng 130-200 kg.
Loài lạc đà này đã được các cư dân nền văn hóa Andes nuôi lấy thịt, lông và sức kéo từ nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ.
Lạc đà Alpaca (Vicugna pacos) sinh sống chủ yếu ở trên dãy Andes, phía Nam Peru, Bolivia và Bắc Chile. Chúng dài 99-117 cm, cao 81-99 cm, nặng 48-84 kg.
Loài lạc đà này được nuôi để lấy thịt và lông. Lông lạc đà Alpaca mịn, chắc và ấm áp, có giá trị rất cao trên thị trường. Do kích thước nhỏ, loài lạc đà này không được dùng để thồ hàng.
Lạc đà Guanaco (Lama guanicoe) có phân bố từ dãy Andes đến vùng Patagonia, phía Nam Argentina. Chúng dài 2,1-2,2 mét, cao 1-1,3 mét, nặng 90-140 kg.
Đây là một trong hai loài lạc đà hoang dã của Nam Mỹ (loài còn lại là lạc đà Vicuña). Chúng chính là tổ tiên của loài lạc đà không bướu đã thuần hóa.
Lạc đà Vicuña (Vicugna vicugna) được ghi nhận chủ yếu ở trung tâm dãy Andes, nhiều nhất là ở Peru. Chúng dài 1,4-1,6 mét, cao 75-85 cm, nặng 35–65 kg.
Loài lạc đà hoang này được đánh giá là thanh nhã và duyên dáng hơn lạc đà Guanaco. Hình ảnh của chúng hiện diện trên quốc huy của Peru, nơi chúng được coi là loài thú biểu tượng quốc gia.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.