Công trình độc đáo dẫn đầu bởi Đại học California ở Berkeley (Mỹ) mới đây đã phân tích một sự kiện vũ trụ cực đoan trông như một vụ nổ đặc biệt kinh hoàng.Sự kiện này có thể chính là phút giây ra đời của lỗ đen hoặc sao neutron - hai dạng "quái vật" trong vũ trụ. Sự kiện này được đặt tên là " Lạc Đà".Những tín hiệu đầu tiên của "Lạc Đà" được phát hiện từ tháng 10/2020 với sắc xanh lam sáng chói trong ống kính thiên văn, cho thấy một vụ nổ với sự tiến hóa cực kỳ nhanh chóng, siêu nhanh, siêu mạnh.Các vụ nổ vốn phổ biến trong vũ trụ nhưng siêu nhanh, siêu mạnh như Lạc Đà thì cực kỳ hiếm hoi. Không những thế, Lạc Đà xuất hiện và biến mất trong vài tuần, khác hoàn toàn với vụ nổ siêu tân tinh - cái chết sao - vốn xảy ra trong vài năm.Nhưng sức mạnh của nó thì đáng kinh sợ. Nếu như các siêu tân tinh gần từng được liên kết với các đại tuyệt chủng trên Trái Đất vì bắn ra vô số tia vũ trụ độc hại thì vụ nổ "Lạc Đà" mạnh tới nỗi đã xé nát một thiên hà và cả vùng không gian lân cận.Dù vậy không có gi đáng lo lắng vì "Lạc Đà" cách chúng ta đến vài tỉ năm ánh sáng. Vì vậy nó cũng là một thực thể cổ đại từ vài tỉ năm trước vì phải mất bấy nhiêu thời gian thì hình ảnh của nó mới đi tới được ống kính thiên văn của người Trái Đất.Nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học được tận mắt chứng kiến sự ra đời của một lỗ đen quái vật hoặc một sao neutron.Một vụ nổ tương tự được phát hiện vào năm 2018 ở nơi cách Trái Đất 200 triệu năm ánh sáng, mang tên "Con Bò" trong khi vụ nổ khác vào năm 2020 được đặt là "Koala".Các lỗ đen chỉ được tạo thành từ những ngôi sao rất lớn. Khi hết nhiên liệu vào cuối cuộc đời, chúng sẽ sụp đổ một cách thảm khốc và không thể ngăn cản. Khi sụp đổ, chúng tạo thành một cái giếng trong không gian - một lỗ đen.Nếu chúng không lớn như vậy, thì vật liệu tạo ra chúng có thể ngăn chúng sụp đổ và tạo thành một ngôi sao sắp chết gần như không phát ra ánh sáng: sao lùn trắng hoặc sao neutron.Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic.Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Công trình độc đáo dẫn đầu bởi Đại học California ở Berkeley (Mỹ) mới đây đã phân tích một sự kiện vũ trụ cực đoan trông như một vụ nổ đặc biệt kinh hoàng.
Sự kiện này có thể chính là phút giây ra đời của lỗ đen hoặc sao neutron - hai dạng "quái vật" trong vũ trụ. Sự kiện này được đặt tên là " Lạc Đà".
Những tín hiệu đầu tiên của "Lạc Đà" được phát hiện từ tháng 10/2020 với sắc xanh lam sáng chói trong ống kính thiên văn, cho thấy một vụ nổ với sự tiến hóa cực kỳ nhanh chóng, siêu nhanh, siêu mạnh.
Các vụ nổ vốn phổ biến trong vũ trụ nhưng siêu nhanh, siêu mạnh như Lạc Đà thì cực kỳ hiếm hoi. Không những thế, Lạc Đà xuất hiện và biến mất trong vài tuần, khác hoàn toàn với vụ nổ siêu tân tinh - cái chết sao - vốn xảy ra trong vài năm.
Nhưng sức mạnh của nó thì đáng kinh sợ. Nếu như các siêu tân tinh gần từng được liên kết với các đại tuyệt chủng trên Trái Đất vì bắn ra vô số tia vũ trụ độc hại thì vụ nổ "Lạc Đà" mạnh tới nỗi đã xé nát một thiên hà và cả vùng không gian lân cận.
Dù vậy không có gi đáng lo lắng vì "Lạc Đà" cách chúng ta đến vài tỉ năm ánh sáng. Vì vậy nó cũng là một thực thể cổ đại từ vài tỉ năm trước vì phải mất bấy nhiêu thời gian thì hình ảnh của nó mới đi tới được ống kính thiên văn của người Trái Đất.
Nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học được tận mắt chứng kiến sự ra đời của một lỗ đen quái vật hoặc một sao neutron.
Một vụ nổ tương tự được phát hiện vào năm 2018 ở nơi cách Trái Đất 200 triệu năm ánh sáng, mang tên "Con Bò" trong khi vụ nổ khác vào năm 2020 được đặt là "Koala".
Các lỗ đen chỉ được tạo thành từ những ngôi sao rất lớn. Khi hết nhiên liệu vào cuối cuộc đời, chúng sẽ sụp đổ một cách thảm khốc và không thể ngăn cản. Khi sụp đổ, chúng tạo thành một cái giếng trong không gian - một lỗ đen.
Nếu chúng không lớn như vậy, thì vật liệu tạo ra chúng có thể ngăn chúng sụp đổ và tạo thành một ngôi sao sắp chết gần như không phát ra ánh sáng: sao lùn trắng hoặc sao neutron.
Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic.
Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.