Voọc bạc Đông Dương, loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng cao. Số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.Voọc bạc Đông Dương, hay còn gọi là voọc bạc Trường Sơn hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc mào, có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis.Chúng được ghi nhận tìm thấy từ vùng Đông Bắc Việt Nam cho đến vùng rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ, phân loài này đầu tiên được ghi nhận ban đầu qua việc nghiên cứu các cá thể tại vườn thú Hà Nội.Loài voọc này được đánh giá có giá trị khoa học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, nuôi làm vật thí nghiệm nghiên cứu Vaccine phục vụ đời sống con người.Trước năm 1975, phân loài này còn được gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Nam Việt Nam và Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng hơn 2.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay chỉ hơn 10.Nguyên nhân số lượng cá thể loài này giảm mạng là do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.Không gian sống càng ngày càng bị thu hẹp do diện tích rừng bị phá hủy hay độ bao phủ thực vật bị giảm do sinh trưởng phát triển bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt và do quy luật đấu tranh sinh tồn, nhưng voọc lại cạnh tranh kém so với các loài cùng Bộ như khỉ. Thường thì khỉ thường rất ghét voọc và có thể cắn giết chúng.Loài voọc bạc Đông Dương sinh sống trên các núi đá vôi thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loài đặc hữu cần đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.Voọc bạc Đông Dương có chiều dài đầu và thân 49-57cm, trọng lượng từ 5-7kg (4,8–7 kg), chiều dài đuôi 72–84 cm. Loài này mang thai khoảng 180-185 ngày, Tuổi thọ từ 20-29 năm.Loài này có thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người.Trên đầu loài sinh vật này có lông mọc dài thành chóp nhọn (Chiếc mào trên đầu gần như nhọn), lông trên đỉnh đầu có màu tối xám, chóp lông màu xám nhạt hay vàng nhạt, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Chân tay dài, đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt, đuôi dài, lông màu bạc đến đen.Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Leo trèo rất giỏi và sống ở trên cây. Chúng di chuyển bằng cách nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, sức bật của chúng rất xa, có thể nhảy xa trong khoảng cách 5m.
Hiện các cơ quan chức năng đang rất nỗ lực để bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này. Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã
Voọc bạc Đông Dương, loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng cao. Số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.
Voọc bạc Đông Dương, hay còn gọi là voọc bạc Trường Sơn hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc mào, có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis.
Chúng được ghi nhận tìm thấy từ vùng Đông Bắc Việt Nam cho đến vùng rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ, phân loài này đầu tiên được ghi nhận ban đầu qua việc nghiên cứu các cá thể tại vườn thú Hà Nội.
Loài voọc này được đánh giá có giá trị khoa học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, nuôi làm vật thí nghiệm nghiên cứu Vaccine phục vụ đời sống con người.
Trước năm 1975, phân loài này còn được gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Nam Việt Nam và Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng hơn 2.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay chỉ hơn 10.
Nguyên nhân số lượng cá thể loài này giảm mạng là do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Không gian sống càng ngày càng bị thu hẹp do diện tích rừng bị phá hủy hay độ bao phủ thực vật bị giảm do sinh trưởng phát triển bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt và do quy luật đấu tranh sinh tồn, nhưng voọc lại cạnh tranh kém so với các loài cùng Bộ như khỉ. Thường thì khỉ thường rất ghét voọc và có thể cắn giết chúng.
Loài voọc bạc Đông Dương sinh sống trên các núi đá vôi thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loài đặc hữu cần đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.
Voọc bạc Đông Dương có chiều dài đầu và thân 49-57cm, trọng lượng từ 5-7kg (4,8–7 kg), chiều dài đuôi 72–84 cm. Loài này mang thai khoảng 180-185 ngày, Tuổi thọ từ 20-29 năm.
Loài này có thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người.
Trên đầu loài sinh vật này có lông mọc dài thành chóp nhọn (Chiếc mào trên đầu gần như nhọn), lông trên đỉnh đầu có màu tối xám, chóp lông màu xám nhạt hay vàng nhạt, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Chân tay dài, đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt, đuôi dài, lông màu bạc đến đen.
Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Leo trèo rất giỏi và sống ở trên cây. Chúng di chuyển bằng cách nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, sức bật của chúng rất xa, có thể nhảy xa trong khoảng cách 5m.
Hiện các cơ quan chức năng đang rất nỗ lực để bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này.
Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã