Chuẩn tinh nóng nhất.
Ở mức từ 2 ngàn tỷ đến 22 ngàn tỷ độ C, bạn sẽ không thể chạm đến được khu vực xung quanh chuẩn tinh 3C 273, mức nhiệt độ này là quá cao đến nổi vật chất không thể tạo thành dạng plasma được.Trong trường hợp này, plasma sẽ được tạo thành từ những loại hạt khác ngoài electron, ví dụ như proton. Nguồn ảnh: Google. Tinh vân nóng nhất
Ngôi sao chết nằm ở trung tâm Tinh vân Nhện đỏ (Red Spider Nebula) có nhiệt độ bề mặt lên đến 140.000 độ C, gấp 25 lần nhiệt độ của Mặt Trời. Ngôi sao lùn trắng này thật sự là thiên thể nóng nhất trong vũ trụ. Giống như nhiều sao lùn trắng khác, nó có kích thước nhỏ như Trái Đất nhưng lõi là của một ngôi sao, nó đã bị mất đi bầu khí quyển sau một biến cố. Đo lường nhiệt độ của sao lùn trắng là rất khó bởi kích thước nhỏ bé của chúng. Tinh vân Nhện đỏ trở thành đối tượng nóng nhất trong vũ trụ từng được biết đến do phần lớn ảnh hưởng từ nhiệt độ cao của ngôi sao chết nằm bên trong nó. Nguồn ảnh: Google. Ngoại hành tinh nóng nhất
Hành tinh KELT-9b là một hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời, nó chuyển động quanh ngôi sao chủ của mình mỗi chưa đầy hai ngày.
Do nằm quá gần ngôi sao mẹ và do độ tuổi tương đối trẻ của ngôi sao này (chỉ 300 triệu năm) nên KELT-9b nhận được rất nhiều năng lượng từ nó, khiến ngoại hành tinh này có nhiệt độ lên đến 4.000 độ C. Nguồn ảnh: Google. Ngôi sao nóng nhất
Eta Carinae là một ngôi sao biến quang xanh siêu khổng lồ cách chúng ta 7.500 năm ánh sáng, đang ở giai đoạn có thể bùng nổ và trở thành một siêu tân tinh vào bất cứ lúc nào. Nó có khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời nhưng kích cỡ chỉ vào khoảng 50 đến 80 lần của Mặt Trời. Chỉ tính trên bề mặt của ngôi sao này, nhiệt độ đã lên đến 40.000 độ C. Nguồn ảnh: Google. Mức nhiệt độ cao nhất trên Mặt Trời
Nhiệt độ trung bình ở bề mặt Mặt Trời thường vào khoảng 5.540 độ C, nhưng vào bên trong, nhiệt độ tăng vọt lên một cách kỳ lạ, lên đến hàng triệu độ C. Ngoài ra, lớp khí quyển ngoài cùng hay còn được gọi là vành nhật hoa của nó cũng có nhiệt độ cao đến gần 1 triệu độ C, và nó là phần nóng nhất của khí quyển Mặt Trời. Nguồn ảnh: Google. Hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời
Nhiệt độ trên Sao Kim có thể đạt đến 460 độ C, kỳ lạ là nó còn nóng hơn cả Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời hơn khi hành tinh này chỉ đạt được 426 độ C. Hiệu ứng nhà kính trên Sao Kim chính là nguyên nhân dẫn đến mức nhiệt cao đến như vậy. Sao Kim từng là một hành tinh có thể sinh sống được cho đến khi bị kẹt trong carbon dioxide vào một lúc nào đó trong quá khứ, rồi dần dần chất khí này tăng cao dẫn đến nơi đây trở thành một lò hấp có thể làm tan chảy chì. Tàu thăm dò của Trái Đất chỉ có thể bước đi trên hành tinh này lâu nhất là hai giờ. Nguồn ảnh: Google.
Chuẩn tinh nóng nhất.
Ở mức từ 2 ngàn tỷ đến 22 ngàn tỷ độ C, bạn sẽ không thể chạm đến được khu vực xung quanh chuẩn tinh 3C 273, mức nhiệt độ này là quá cao đến nổi vật chất không thể tạo thành dạng plasma được.Trong trường hợp này, plasma sẽ được tạo thành từ những loại hạt khác ngoài electron, ví dụ như proton. Nguồn ảnh: Google.
Tinh vân nóng nhất
Ngôi sao chết nằm ở trung tâm Tinh vân Nhện đỏ (Red Spider Nebula) có nhiệt độ bề mặt lên đến 140.000 độ C, gấp 25 lần nhiệt độ của Mặt Trời. Ngôi sao lùn trắng này thật sự là thiên thể nóng nhất trong vũ trụ. Giống như nhiều sao lùn trắng khác, nó có kích thước nhỏ như Trái Đất nhưng lõi là của một ngôi sao, nó đã bị mất đi bầu khí quyển sau một biến cố. Đo lường nhiệt độ của sao lùn trắng là rất khó bởi kích thước nhỏ bé của chúng. Tinh vân Nhện đỏ trở thành đối tượng nóng nhất trong vũ trụ từng được biết đến do phần lớn ảnh hưởng từ nhiệt độ cao của ngôi sao chết nằm bên trong nó. Nguồn ảnh: Google.
Ngoại hành tinh nóng nhất
Hành tinh KELT-9b là một hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời, nó chuyển động quanh ngôi sao chủ của mình mỗi chưa đầy hai ngày.
Do nằm quá gần ngôi sao mẹ và do độ tuổi tương đối trẻ của ngôi sao này (chỉ 300 triệu năm) nên KELT-9b nhận được rất nhiều năng lượng từ nó, khiến ngoại hành tinh này có nhiệt độ lên đến 4.000 độ C. Nguồn ảnh: Google.
Ngôi sao nóng nhất
Eta Carinae là một ngôi sao biến quang xanh siêu khổng lồ cách chúng ta 7.500 năm ánh sáng, đang ở giai đoạn có thể bùng nổ và trở thành một siêu tân tinh vào bất cứ lúc nào. Nó có khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời nhưng kích cỡ chỉ vào khoảng 50 đến 80 lần của Mặt Trời. Chỉ tính trên bề mặt của ngôi sao này, nhiệt độ đã lên đến 40.000 độ C. Nguồn ảnh: Google.
Mức nhiệt độ cao nhất trên Mặt Trời
Nhiệt độ trung bình ở bề mặt Mặt Trời thường vào khoảng 5.540 độ C, nhưng vào bên trong, nhiệt độ tăng vọt lên một cách kỳ lạ, lên đến hàng triệu độ C. Ngoài ra, lớp khí quyển ngoài cùng hay còn được gọi là vành nhật hoa của nó cũng có nhiệt độ cao đến gần 1 triệu độ C, và nó là phần nóng nhất của khí quyển Mặt Trời. Nguồn ảnh: Google.
Hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời
Nhiệt độ trên Sao Kim có thể đạt đến 460 độ C, kỳ lạ là nó còn nóng hơn cả Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời hơn khi hành tinh này chỉ đạt được 426 độ C. Hiệu ứng nhà kính trên Sao Kim chính là nguyên nhân dẫn đến mức nhiệt cao đến như vậy. Sao Kim từng là một hành tinh có thể sinh sống được cho đến khi bị kẹt trong carbon dioxide vào một lúc nào đó trong quá khứ, rồi dần dần chất khí này tăng cao dẫn đến nơi đây trở thành một lò hấp có thể làm tan chảy chì. Tàu thăm dò của Trái Đất chỉ có thể bước đi trên hành tinh này lâu nhất là hai giờ. Nguồn ảnh: Google.