Máy bay điện 9 chỗ eCaravan, kết quả hợp tác giữa công ty động cơ MagniX và công ty hàng không AeroTEC bay phía trên thành phố Moses Lake thuộc bang Washington dưới sự điều khiển của một phi công thử nghiệm và theo sau là một chiếc máy bay hộ tống nhỏ.Chiếc máy bay cất cánh lúc 16h02 theo giờ địa phương và hạ cánh lúc 16h32. eCaravan bay tới độ cao 762 m, sau đó hạ xuống 305 m và dành 25 phút để bay lướt phía trên cơ sở sân bay Moses Lake.Khi bay trong không trung, phi công điều khiển eCaravan thực hiện nhiều thao tác nhằm kiểm tra chuyển động và độ an toàn. Chiếc máy bay điện hoàn thành thử nghiệm sau 30 phút bay vòng quanh cơ sở Moses Lake và trở lại đường băng nơi nó cất cánh.Để phát triển phương tiện, nhóm thiết kế sử dụng máy bay tầm trung Cessna Grand Caravan và trang bị thêm động cơ điện.MagniX hy vọng có thể tung ra phiên bản thương mại của eCaravan với tầm hoạt động 160 km vào cuối năm sau.Theo Roei Ganzarski, giám đốc điều hành MagniX, động cơ điện rất cần thiết đối với máy bay để giảm lượng khí thải.Chi phí cho mỗi giờ bay của máy bay điện sẽ rẻ hơn 40 - 70% so với máy bay thông thường.Nhờ đó, các nhà vận hành có thể đưa nhiều máy bay tới sân bay nhỏ hơn, mang lại trải nghiệm đưa đón tận cửa và không thải khí CO2 độc hại.Ganzarski cho rằng máy bay điện sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn do nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng giảm.Ganzarski dự đoán máy bay điện sẽ thực hiện mọi chuyến bay dưới 1.600 km trong vòng 15 năm tới nhưng trước hết cần cải tiến công nghệ pin.Hiện nay, máy bay điện phù hợp hơn với các chuyến bay ngắn khoảng 160 km.Ngoài MagniX, nhiều công ty khác như Airbus, Embraer và Rolls-Royce cũng đang phát triển máy bay điện.Máy bay không dùng xăng lớn nhất thế giới cất cánh thành công
Máy bay điện 9 chỗ eCaravan, kết quả hợp tác giữa công ty động cơ MagniX và công ty hàng không AeroTEC bay phía trên thành phố Moses Lake thuộc bang Washington dưới sự điều khiển của một phi công thử nghiệm và theo sau là một chiếc máy bay hộ tống nhỏ.
Chiếc máy bay cất cánh lúc 16h02 theo giờ địa phương và hạ cánh lúc 16h32. eCaravan bay tới độ cao 762 m, sau đó hạ xuống 305 m và dành 25 phút để bay lướt phía trên cơ sở sân bay Moses Lake.
Khi bay trong không trung, phi công điều khiển eCaravan thực hiện nhiều thao tác nhằm kiểm tra chuyển động và độ an toàn. Chiếc máy bay điện hoàn thành thử nghiệm sau 30 phút bay vòng quanh cơ sở Moses Lake và trở lại đường băng nơi nó cất cánh.
Để phát triển phương tiện, nhóm thiết kế sử dụng máy bay tầm trung Cessna Grand Caravan và trang bị thêm động cơ điện.
MagniX hy vọng có thể tung ra phiên bản thương mại của eCaravan với tầm hoạt động 160 km vào cuối năm sau.
Theo Roei Ganzarski, giám đốc điều hành MagniX, động cơ điện rất cần thiết đối với máy bay để giảm lượng khí thải.
Chi phí cho mỗi giờ bay của máy bay điện sẽ rẻ hơn 40 - 70% so với máy bay thông thường.
Nhờ đó, các nhà vận hành có thể đưa nhiều máy bay tới sân bay nhỏ hơn, mang lại trải nghiệm đưa đón tận cửa và không thải khí CO2 độc hại.
Ganzarski cho rằng máy bay điện sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn do nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng giảm.
Ganzarski dự đoán máy bay điện sẽ thực hiện mọi chuyến bay dưới 1.600 km trong vòng 15 năm tới nhưng trước hết cần cải tiến công nghệ pin.
Hiện nay, máy bay điện phù hợp hơn với các chuyến bay ngắn khoảng 160 km.
Ngoài MagniX, nhiều công ty khác như Airbus, Embraer và Rolls-Royce cũng đang phát triển máy bay điện.
Máy bay không dùng xăng lớn nhất thế giới cất cánh thành công