Năm 1963, đài BBC của Anh xuất bản loạt chương trình khoa học viễn tưởng Doctor Who về một nền văn minh tiên tiến ngoài vũ trụ có khả năng vận hành con tàu vũ trụ kiêm máy thời gian TARDIS (Time and Relative Dimensions in Space-Thời gian và các chiều tương đối trong không gian). Ảnh: nam diễn viên Peter Capaldi thủ vai chính Doctor Who và nữ diễn viên Pearl Mackie vai Bill Potts cùng chụp chung với mô phỏng tàu TARDIS giống buồng điện thoại cảnh sát (Ảnh: Zimbio)Ngày 31/03/2017, tạp chí Classical and Quantum Gravity (hấp dẫn lượng tử và cổ điển) của IopScience công bố một báo cáo dài 12 trang về một mô hình toán học của máy thời gian trên lý thuyết. Ảnh: một trang trong nghiên cứu đã được National Post đăng tảiLấy cảm hứng từ loạt phim của BBC, máy thời gian này cũng được đặt tên là TARDIS (Traversable Acausal Retrograde Domain in Spacetime), nghĩa là vùng dịch chuyển ngược đồng bộ có thể đi qua trong không-thời gianẢnh: Mô hình máy thời gian của 2 nhà khoa học: nhà vật lý lý thuyết Benjamin K Tippett đến từ đại học British Columbia và nhà vật lý học thiên thể David Tsang từ đại học Maryland. Người đứng ngoài sẽ nhìn thấy người đứng trong bong bóng tiến lên và lùi lại trong thời gian vô hạn.Geek Exchange lý giải nghiên cứu này theo thuyết tương đối của Einstein như sau: không gian có thể bị bẻ cong nên các hành tinh có khối lượng có thể tạo ra một đường cong trong không gian và thu hút các hành tinh nhỏ hơn quay quanh quỹ đạo của mình (như chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời). Ben và David cho rằng chiều thời gian cũng có thể bị bẻ cong và đã dùng phương trình TARDIS chứng minh tính khả thi về mặt toán học của một chiếc hộp đặc biệt cho phép chúng ta tiến và lùi trong quỹ đạo thời gian.Ngày 1/5/2017: bạn phát hiện ra rằng ý tưởng chiếc hộp thời gian cực kỳ hứng thú của Ben và David chưa thể thực hiện được vì chưa có loại vật chất kỳ lạ để tạo ra nó!Cũng theo thuyết tương đối rộng, 1 vật thể càng có vận tốc cao thì thời gian đối với vật thể đó càng chậm lại (theo lời Ben thì có những bằng chứng cho thấy càng tiến gần lỗ đen, bạn sẽ thấy thời gian càng trôi chậm hơn). Nhưng theo thuyết tương đối hẹp, nguồn năng lượng cần cho vật thể đạt được vận tốc ánh sáng để đi tới tương lai là vô cùng lớn. Nếu biến đổi khối lượng thành năng lượng hoàn toàn theo công thức E = mc2 thì cần một vật có khối lượng cỡ trái đất để tạo ra nguồn năng lượng này!Câu chuyện này sẽ kết thúc tại đây? Đừng bỏ cuộc, bạn hãy tiếp tục hy vọng một ngày nào đó, các giới hạn của vật lý và khoa học hiện tại bị phá vỡ và việc du hành đến thế giới tương lai sẽ trở thành hiện thực vào năm 2100 (đây là một mục tiêu vô cùng khó nhưng có thể xem 2100 là mốc thời gian đầy triển vọng cho việc du hành tới tương lai trong vài tuần, theo nhà vật lý Cao đẳng Thực nghiệm London Colin Stuart)
Năm 1963, đài BBC của Anh xuất bản loạt chương trình khoa học viễn tưởng Doctor Who về một nền văn minh tiên tiến ngoài vũ trụ có khả năng vận hành con tàu vũ trụ kiêm máy thời gian TARDIS (Time and Relative Dimensions in Space-Thời gian và các chiều tương đối trong không gian). Ảnh: nam diễn viên Peter Capaldi thủ vai chính Doctor Who và nữ diễn viên Pearl Mackie vai Bill Potts cùng chụp chung với mô phỏng tàu TARDIS giống buồng điện thoại cảnh sát (Ảnh: Zimbio)
Ngày 31/03/2017, tạp chí Classical and Quantum Gravity (hấp dẫn lượng tử và cổ điển) của IopScience công bố một báo cáo dài 12 trang về một mô hình toán học của máy thời gian trên lý thuyết. Ảnh: một trang trong nghiên cứu đã được National Post đăng tải
Lấy cảm hứng từ loạt phim của BBC, máy thời gian này cũng được đặt tên là TARDIS (Traversable Acausal Retrograde Domain in Spacetime), nghĩa là vùng dịch chuyển ngược đồng bộ có thể đi qua trong không-thời gian
Ảnh: Mô hình máy thời gian của 2 nhà khoa học: nhà vật lý lý thuyết Benjamin K Tippett đến từ đại học British Columbia và nhà vật lý học thiên thể David Tsang từ đại học Maryland. Người đứng ngoài sẽ nhìn thấy người đứng trong bong bóng tiến lên và lùi lại trong thời gian vô hạn.
Geek Exchange lý giải nghiên cứu này theo thuyết tương đối của Einstein như sau: không gian có thể bị bẻ cong nên các hành tinh có khối lượng có thể tạo ra một đường cong trong không gian và thu hút các hành tinh nhỏ hơn quay quanh quỹ đạo của mình (như chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời). Ben và David cho rằng chiều thời gian cũng có thể bị bẻ cong và đã dùng phương trình TARDIS chứng minh tính khả thi về mặt toán học của một chiếc hộp đặc biệt cho phép chúng ta tiến và lùi trong quỹ đạo thời gian.
Ngày 1/5/2017: bạn phát hiện ra rằng ý tưởng chiếc hộp thời gian cực kỳ hứng thú của Ben và David chưa thể thực hiện được vì chưa có loại vật chất kỳ lạ để tạo ra nó!
Cũng theo thuyết tương đối rộng, 1 vật thể càng có vận tốc cao thì thời gian đối với vật thể đó càng chậm lại (theo lời Ben thì có những bằng chứng cho thấy càng tiến gần lỗ đen, bạn sẽ thấy thời gian càng trôi chậm hơn). Nhưng theo thuyết tương đối hẹp, nguồn năng lượng cần cho vật thể đạt được vận tốc ánh sáng để đi tới tương lai là vô cùng lớn. Nếu biến đổi khối lượng thành năng lượng hoàn toàn theo công thức E = mc2 thì cần một vật có khối lượng cỡ trái đất để tạo ra nguồn năng lượng này!
Câu chuyện này sẽ kết thúc tại đây? Đừng bỏ cuộc, bạn hãy tiếp tục hy vọng một ngày nào đó, các giới hạn của vật lý và khoa học hiện tại bị phá vỡ và việc du hành đến thế giới tương lai sẽ trở thành hiện thực vào năm 2100 (đây là một mục tiêu vô cùng khó nhưng có thể xem 2100 là mốc thời gian đầy triển vọng cho việc du hành tới tương lai trong vài tuần, theo nhà vật lý Cao đẳng Thực nghiệm London Colin Stuart)