Khám phá con đường ngoạn mục và nguy hiểm nhất Ấn Độ

Google News

Himanshu Khagta và 4 người bạn đồng hành đã cùng nhau vươt qua một trong những con đường nguy hiểm và ngoạn mục nhất ở Ấn Độ.

Con đường nguy hiểm Pangi via Kishtwar chạy qua hai huyện hẻo lánh Jammu và Kashmir, kết nối thung lũng huyền bí Pangi nằm ẩn giữa dãy núi Pir Panjal và dãy Zanskar ở phí đông Himalaya, với thế giới bên ngoài khi tuyến đường Saach Pass bị tắc do tuyết rơi vào mùa đông.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do
 Pangi via Kishtwar là một trong những con đường nguy hiểm và ngoạn mục nhất ở Ấn Độ.
Vào tháng 11, thời tiết rất bất thường khi tuyết rơi có thể khiến thung lũng Pangi bị cô lập trong nhiều nhiều tháng sau đó. Thế nhưng Himanshu Khagta và những người bạn đồng hành vẫn quyết tâm thực hiện hành trình.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do-Hinh-2
Đường Pangi via Kishtwar thường bị bao phủ bởi tuyết vào mùa đông. 
Từ đường cao tốc 6 làn hiện đại tại miền bắc thành phố Chandigarh ở Ấn Độ, họ đã lái xe rẽ sang những con đường hẹp vốn chỉ để cho la đi. Con đường chỉ được xây dựng cách đây vài năm bằng cách dùng thuốc nổ để phá đất đá dọc sườn núi và hiện nó vẫn rất lầy lội.
Theo truyền thuyết của người dân địa phương, người Chamba đã chạy trốn khỏi những kẻ xâm chiếm và định cư tại thung lũng Pangi hẻo lánh. Những gia đình quý tộc và giàu có cũng gửi vợ con của họ tới thung lũng này để sống cho an toàn và kín đáo.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do-Hinh-3
Những người dân sống tại thung lũng Pangi. 

Khi thung lũng Pangi nằm dưới sự cai quản của Vương quốc Chamba vào thế kỷ 16, các vị quan lại được điều tới đây làm việc đều được hưởng trợ cấp ma chay vì họ được cho là sẽ ở luôn tại đó. Theo một truyền thuyết khác, Vua Chamba đã tống những kẻ phạm tội tới thung lũng này để thụ án chung thân.
Đường Pangi via Kishtwar cắt ngang qua những rìa núi và chiều rộng chỉ đủ xe con đi một chiều, nhưng một số xe tải và xe bus vẫn liều lĩnh đi qua cung đường này. Nếu hai ô tô đi ngược chiều nhau, một trong hai tài xế sẽ phải lái xe lùi hàng trăm mét để tới đoạn tránh gần nhất.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do-Hinh-4
Một số xe bus vẫn liều lĩnh đi qua cung đường này. 
Một bên đường Pangi via Kishtwar là vách núi dựng đứng trong khi bên còn lại và vực thẳm cách mặt sông Chenab phía dưới hàng nghìn mét. Vì mặt đường lồi lõm và trơn trượt, nên nhóm của Khagta phải mất 4 giờ để vượt qua một quãng dài 30km.
Dọc hành trình, Khagta và nhóm đồng hành đã gặp nhiều người dân địa phương và có cơ hội khám phá cuộc sống của họ. Người Pangwal, những cư dân đầu tiên định cư tại đây, có những cánh đồng nhỏ dọc tuyến đường Pangi via Kishtwar. Trong khi đó, người Bhot sống ở khu vực cao hơn và chủ yếu làm nghề chăn nuôi gia súc cũng như trồng lúa mạch.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do-Hinh-5
 Người Bhot sống ở khu vực cao hơn và chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc cũng như trồng lúa mạch.

Khi toàn thung lũng Pangi bị bao phủ bởi tuyết vào mùa đông, đó là khoảng thời gian khó khăn nhất với người dân nơi đây. Ô tô phải mất ít nhất 2 ngày để tới nơi cộng đồng người Chamba sinh sống vào mùa đông và trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ phải điều trực thăng để phục vụ người dân.
Kham pha con duong ngoan muc va nguy hiem nhat An Do-Hinh-6
Một bên đường Pangi via Kishtwar là vách núi dựng đứng trong khi bên còn lại và vực thẳm cách mặt sông Chenab phía dưới hàng nghìn mét. 
Trong hành trình xuống núi, nhóm của Khagta đã đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Mây nhanh chóng bao phủ toàn bộ thung lũng Pangi tạo thành một lớp sương dày khiến tầm nhìn trên đường Pangi via Kishtwar gần như bằng không.
Mưa tuyết khiến cho đường trở nên trơn trượt và nguy hiểm hơn. Trong đoạn đường 52km tới Gulabgarh, nhóm thám hiểm đã phải mất 8 giờ đi xe để vượt qua. Nhưng họ vẫn muốn ở lại thiên đường núi non này lâu hơn kế hoạch ban đầu nếu có thời gian.
Theo Dân Việt

Bình luận(0)