Sau quá trình xem xét phân tích dữ liệu, các nhà khoa học đã tái tạo thành công ổ của một loài giun khổng lồ dưới nước, ẩn mình trong lớp trầm tích trước khi lao lên phục kích con mồi. Rất có thể, loài giun này là tổ tiên của loài Eunice aphroditois hoặc giun bobbit tử thần tồn tại ngày nay xâm chiếm đáy biển ở lục địa Á - Âu cách đây 20 triệu năm.
|
Hình ảnh được cho là của giun ăn thịt khổng lồ. |
Loài giun này là giun ăn thịt sống cách chúng ta hàng trăm triệu năm vào thời đại Cổ sinh sơ khai. Các bộ phận cơ thể mềm của chúng trước đó có một hồ sơ hóa thạch chưa hoàn chỉnh. Chúng có tên gọi ichnospecies, được đặt tên là Pennichnus formosae.
Về nơi ở, một dấu tích dài 2m xuất hiện chất nhầy có thể là nơi cư trú của loài giun khổng lồ này. Giun cổ đại đã sử dụng chất nhầy để xây dựng lại hang của chúng sau khi tấn công con mồi vì vi khuẩn ăn chất nhầy này sẽ để lại dấu vết của sắt.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: "Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng khoảng 20 triệu năm trước, tại biên giới phía đông nam của lục địa Á-Âu, giun bobbit cổ đại sống ở đáy biển chờ phục kích kiếm mồi. Khi con mồi đến gần sâu, nó bung ra khỏi hang, tóm lấy và kéo con mồi xuống lớp trầm tích. Bên dưới đáy biển, con mồi tuyệt vọng tìm cách trốn thoát, dẫn đến sự xáo trộn thêm lớp trầm tích xung quanh lỗ mở hang".