Trên thực tế, hóa thạch 280 triệu năm tuổi này thuộc về loài Jimbacrinus crinoids, hay còn gọi là hoa loa kèn biển, và được tìm thấy ở Tây Úc. Những sinh vật biển này sống cách đây khoảng 280 triệu năm, trong thời kỳ Permi và hóa thạch của chúng cung cấp những hiểu biết có giá trị về sự tiến hóa và sự đa dạng của sự sống trên Trái đất.Các hóa thạch của loài này lần đầu tiên được công chúng chú ý thông qua một hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Hình ảnh cho thấy chúng được sắp xếp thành một nhóm, cho thấy chúng đã bị chôn vùi trong đá trầm tích của môi trường sống tự nhiên của chúng.Các hóa thạch được cho là đã được tìm thấy gần Gascoyne Junction, một khu vực hẻo lánh ở Tây Úc, nơi được biết đến với sự đa dạng về địa chất.Jimbacrinus có năm cánh tay được tạo thành bởi các cấu trúc giống như xúc tu. Giống như tất cả các loài crinoids, nó sử dụng những cánh tay dang rộng này để ăn các động vật nhỏ và các hạt trong nước.Các loài crinoids có một lịch sử lâu dài. Chúng là những động vật da gai đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch và vẫn giữ được cấu trúc ban đầu trong suốt lịch sử lâu dài của chúng. Crinoids cực kỳ phổ biến trong Đại Cổ sinh.Hóa thạch của loài trông giống người ngoài hành tinh này từng xuất hiện rất nhiều ở vùng biển nông bao phủ phần lớn Tây Úc trong thời kỳ Permi - được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1949 bởi người quản lý trạm gia súc Jimba Jimba, nơi đặt tên cho chi này.Ông J Bostock (người đặt tên cho loài này) đã tìm thấy các hóa thạch của loài Jimbacrinus crinoids trong hệ tầng Cundlego, một hệ tầng sa thạch được tạo ra bởi sự lắng đọng của lũ lụt và bão trong thời kỳ Permi sớm khoảng 275 triệu năm trước.Cách đây không lâu, các nhà khoa học tìm thấy san hô không xương mọc từ thân loài động vật biển được gọi là crinoid, hay huệ biển, ở đáy Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển Honshu và Shikoku ở Nhật Bản.Những mẫu vật này đại diện cho "các dữ liệu và kiểm nghiệm chi tiết đầu tiên" về quần hợp gần đây của "một crinoid (vật chủ) và một hexacoral (epibiont)", các nhà nghiên cứu nêu trong công bố. Do đó, "các phân tích về các quần hợp này có thể làm sáng tỏ thêm về hiểu biết về các quần hợp phổ biến trong Đại Cổ sinh này".Epibiont là một sinh vật sống trên bề mặt của một sinh vật sống khác, trong khi hexacoral là một phân lớp san hô. Trong Đại Cổ sinh, huệ biển và san hô dường như đã thực sự hòa hợp với nhau. Dữ liệu hóa thạch đáy biển chứa đầy những sinh vật này.Tuy nhiên, những cá thể sinh vật đáy này đã biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch khoảng 273 triệu năm trước, sau khi các loài huệ biển và san hô cụ thể được đề cập đã tuyệt chủng.Các loài huệ biển và san hô khác đã xuất hiện trong Đại Trung sinh, sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias, nhưng chưa bao giờ các nhà khoa học thấy hai loài này có mối quan hệ cộng sinh.>>>Xem thêm video: Giải mã hóa thạch “người ngoài hành tinh” 280 triệu năm tuổi. Nguồn; Kienthucnet.
Trên thực tế, hóa thạch 280 triệu năm tuổi này thuộc về loài Jimbacrinus crinoids, hay còn gọi là hoa loa kèn biển, và được tìm thấy ở Tây Úc. Những sinh vật biển này sống cách đây khoảng 280 triệu năm, trong thời kỳ Permi và hóa thạch của chúng cung cấp những hiểu biết có giá trị về sự tiến hóa và sự đa dạng của sự sống trên Trái đất.
Các hóa thạch của loài này lần đầu tiên được công chúng chú ý thông qua một hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Hình ảnh cho thấy chúng được sắp xếp thành một nhóm, cho thấy chúng đã bị chôn vùi trong đá trầm tích của môi trường sống tự nhiên của chúng.
Các hóa thạch được cho là đã được tìm thấy gần Gascoyne Junction, một khu vực hẻo lánh ở Tây Úc, nơi được biết đến với sự đa dạng về địa chất.
Jimbacrinus có năm cánh tay được tạo thành bởi các cấu trúc giống như xúc tu. Giống như tất cả các loài crinoids, nó sử dụng những cánh tay dang rộng này để ăn các động vật nhỏ và các hạt trong nước.
Các loài crinoids có một lịch sử lâu dài. Chúng là những động vật da gai đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch và vẫn giữ được cấu trúc ban đầu trong suốt lịch sử lâu dài của chúng. Crinoids cực kỳ phổ biến trong Đại Cổ sinh.
Hóa thạch của loài trông giống người ngoài hành tinh này từng xuất hiện rất nhiều ở vùng biển nông bao phủ phần lớn Tây Úc trong thời kỳ Permi - được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1949 bởi người quản lý trạm gia súc Jimba Jimba, nơi đặt tên cho chi này.
Ông J Bostock (người đặt tên cho loài này) đã tìm thấy các hóa thạch của loài Jimbacrinus crinoids trong hệ tầng Cundlego, một hệ tầng sa thạch được tạo ra bởi sự lắng đọng của lũ lụt và bão trong thời kỳ Permi sớm khoảng 275 triệu năm trước.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học tìm thấy san hô không xương mọc từ thân loài động vật biển được gọi là crinoid, hay huệ biển, ở đáy Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển Honshu và Shikoku ở Nhật Bản.
Những mẫu vật này đại diện cho "các dữ liệu và kiểm nghiệm chi tiết đầu tiên" về quần hợp gần đây của "một crinoid (vật chủ) và một hexacoral (epibiont)", các nhà nghiên cứu nêu trong công bố. Do đó, "các phân tích về các quần hợp này có thể làm sáng tỏ thêm về hiểu biết về các quần hợp phổ biến trong Đại Cổ sinh này".
Epibiont là một sinh vật sống trên bề mặt của một sinh vật sống khác, trong khi hexacoral là một phân lớp san hô. Trong Đại Cổ sinh, huệ biển và san hô dường như đã thực sự hòa hợp với nhau. Dữ liệu hóa thạch đáy biển chứa đầy những sinh vật này.
Tuy nhiên, những cá thể sinh vật đáy này đã biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch khoảng 273 triệu năm trước, sau khi các loài huệ biển và san hô cụ thể được đề cập đã tuyệt chủng.
Các loài huệ biển và san hô khác đã xuất hiện trong Đại Trung sinh, sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias, nhưng chưa bao giờ các nhà khoa học thấy hai loài này có mối quan hệ cộng sinh.
>>>Xem thêm video: Giải mã hóa thạch “người ngoài hành tinh” 280 triệu năm tuổi. Nguồn; Kienthucnet.