Hồ muối lớn thứ hai thế giới trị giá hơn 1.850 tỷ USD

Google News

Hồ Chaerhan là hồ muối lớn nhất ở Trung Quốc. Chaerhan được ví như kho báu quốc gia khi chứa gần 50 tỷ tấn muối ăn, đủ cung cấp cho 6 tỷ người trong khoảng 1.000 năm.

Kho báu quốc gia
Trong truyền thuyết về sự hình thành của hồ muối Chaerhan, nó đã được miêu tả là nơi tập trung các kho báu vàng và bạc. Để ngăn chặn cuộc chiến sinh tử giành các bảo vật nổ ra, Từ Hi Hoàng Thái Hậu đã phong ấn các bảo vật này mãi mãi bằng nước. Ngày nay, sự phát triển và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở hồ muối Chaerhan dường như đang xác nhận về truyền thuyết kho báu huyền thoại trong hồ.
So với hồ muối Chaka (tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) đã bị khai thác quá mức, hồ muối Chaerhan giống một mảnh đất thuần khiết hơn. Hồ nước trong xanh cũng mang lại cho nơi đây danh tiếng “cõi trời ban”. Chẳng quá khi nói như vậy bởi nước hồ ở đây rất giàu muối hòa tan chứa kali, magie, liti và các kim loại khác. Tổng trữ lượng của nó đứng đầu cả nước, riêng muối có trữ lượng 42,6 tỷ tấn.
Ho muoi lon thu hai the gioi tri gia hon 1.850 ty USD
Hồ có lượng muối đủ để cung cấp cho 6 tỷ người trong suốt 1.000 năm 
So với muối ăn, kali trong hồ muối Chaerhan là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra phân bón kali phục vụ cho nền nông nghiệp khổng lồ tại Trung Quốc. Bởi vào thời kỳ đầu phát triển kinh tế Trung Quốc không phát hiện ra các mỏ kali quy mô lớn nên hầu như tất cả các loại phân kali được sử dụng đều phải nhập khẩu. Để tìm đủ kali đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhà nước quyết định cử các đoàn khảo sát, tìm kiếm các mỏ kali trên cả nước. Cuối cùng, người ta phát hiện ra rằng có một trữ lượng rất lớn kali trong hồ muối Chaerhan.
Theo ước tính, tổng trữ lượng muối ở đây có đến gần 500 triệu tấn. Điều này cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc, đất nước đang cần nông nghiệp hiện đại vào thời điểm đó. Năm 1964, nhà nước chấp thuận thành lập nhà máy sản xuất phân kali ở bên cạnh hồ Chaerhan và sản xuất bao phân kali đầu tiên ở Trung Quốc. Điều này đã giúp chấm dứt lịch sử không thể tự cung tự cấp phân kali của Trung Quốc.
Ngày nay, trữ lượng kali ở hồ muối Chaerhan vẫn chiếm 97% tổng trữ lượng muối, sản xuất gần 96% lượng phân kali của cả nước hàng năm.
Theo ước tính của các chuyên gia, nếu tất cả các mỏ muối ở đây được phát triển và tận dụng, giá trị sẽ đạt gần 12.000 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương với tổng GDP của tỉnh Quảng Đông vào năm 2020. Bởi vậy, nhà nước Trung Quốc đã cử quân đội đến đây để quản lý, giám sát việc khai thác tài nguyên tại hồ muối Chaerhan.
Cảnh quan kỳ thú
Không chỉ có trữ lượng khoáng sản dồi dào, hồ muối Chaerhan còn được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Vùng đất xung quanh hồ muối bằng phẳng, bao quanh bởi sa mạc vô biên, đã tạo nên cho Chaerhan có những cảnh quan kỳ lạ. Vào những ngày gió nhẹ và nắng chói chang, mặt hồ rộng lớn như một tấm gương quý giá khổng lồ.
Trong hồ muối, người ta tìm thấy rất nhiều muối ngọc trai (được gọi là Vua của hồ muối). Muối ngọc trai trắng như tuyết và mịn như ngọc. Ngoài ra, còn có rất nhiều muối thủy tinh (hay còn gọi là muối pha lê). Hầu hết các loại muối thủy tinh đều có hình vuông, trong suốt. Muối thủy tinh có màu vàng, cam, xanh lam, hồng, sữa... khi nó được khai quật.
Có rất nhiều loại muối nở đẹp với đủ hình dạng được trưng bày. Một số giống như san hô, chùa, hoa và một số giống như các chòm sao, ngà voi, đá quý... Nó nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Khi đứng trước hồ muối Chaerhan, bạn có cảm giác như đang lang thang trong mộng ảo.
Hồ muối Chaerhan nằm trong sa mạc, thời tiết khô và nóng. Với sự cháy nắng và gió trong thời gian dài, cũng như lượng mưa ít hơn lượng bốc hơi, nước muối đậm đặc trong hồ dần dần kết tinh. Thông thường, mặt hồ sẽ kết tinh thành lớp muối phủ cao 1 - 4m. Vỏ muối đặc biệt cứng và có khả năng chịu tải lớn. Ô tô và tàu hỏa có thể chạy trên đó. Ngay cả máy bay cũng có thể hạ cánh tại đây. Các toà nhà cũng có thể được xây dựng trên đó.
Thậm chí muối còn tạo thành một con đường dài 32 km ở trung tâm của hồ, nó được gọi là cầu muối Wanzhang. Vì lý do này, một đoạn của Đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng đi qua lưu vực Qaidam đã được xây dựng trên cây cầu muối này.
Điều thú vị là do bản thân con đường hoàn toàn bằng muối hồ nên khi mặt đường bị hư hỏng, móp méo, công nhân chỉ cần múc một thìa nước muối cực đậm đặc từ hồ đặt lên chỗ bị hư hỏng, và con đường sẽ được sửa lại như cũ khi nước muối đã cô đặc lại.
Theo Thành Trung/baophapluat

>> xem thêm

Bình luận(0)