Một sao chổi cacbon-monoxit cực hiếm chuyển thành màu xanh đậm khi nó di chuyển qua hệ mặt trời, hình ảnh mới nhất chụp bởi nhà khoa học Chris Schur.
Có tên gọi C / 2016 R2 (PANSTARRS), hay là R2 Schur, sao chổi này có lớp khí carbon monoxit ion hóa, màu xanh rực rỡ khi nó tiến gần với mặt trời hơn.
Ngay lúc này, "Đó là khí carbon monoxide xuất hiện," Schur nói với Space.com trong một email.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Đuôi bụi của R2 cũng sẽ tiếp tục phát triển khi sao chổi gặp phải sự gia tăng mức bức xạ mặt trời trên đường đi của mình.
Schur nói: "Hình ảnh của R2 Schur cho thấy một sao chổi mờ dần dần chuyển sang màu xanh lạ khi đuôi trở nên dài hơn”.
Sao chổi này sẽ tiếp cận gần nhất với mặt trời vào ngày 9/ 5/2018. Nếu nó không cháy và tan rã khi nó lượn quanh gần mặt trời, sao chổi này sẽ quay trở lại khu vực bên ngoài băng giá của hệ mặt trời được gọi là đám mây Oort.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.