Dơi gập cánh dài (Miniopterus schreibersii) dài 5-8 cm, phân bố rải rác ở Tây Nam châu Âu, bắc và Tây Phi, sang tận châu Á, trong đó có Việt Nam. Loài dơi muỗi này có các xương ngón tay dài và cánh rộng hơn các họ hàng của mình.Dơi tai dài lông xám (Plecotus austriacus) dài 4-6 cm, sống ở Nam, Trung Âu và Bắc Phi. Loài này có đôi tai dài gần bằng cơ thể.Dơi nâu lớn (Eptesicus fuscus) dài 10-13 cm, là một trong những loài dơi muỗi lớn nhất, phân bố từ Nam Canada đến Bắc Brazil và một số đảo Caribbean. Chúng thường được bắt gặp khi đậu ngủ trong các tòa nhà.Dơi ngón ngắn (Nyctalus noctula) dài 6-8 cm, phân bố khắp Đông Bắc Âu và một số nơi ở châu Á. Loài dơi này bay khỏe và nhanh nhờ các đôi cánh hẹp của mình.Dơi muỗi lông chuột (Vespertilio murinus) dài 5-7 cm, xuất hiện ở các sinh cảnh đa dạng như rừng, thảo nguyên, đồi núi và đô thị từ Đông và Trung Âu đến châu Á. Chúng có mặt bụng màu nhạt tương phản với mặt lưng tối màu.Dơi Natterer (Myotis nattereri) dài 4-5 cm, phân bố từ Tây Bắc Phi qua châu Âu đến Tây Nam Á. Chúng bắt côn trùng bằng màng đuôi có diềm trong khi bay với tốc độ chậm.Dơi tai lông rìa (Myotis thysanodes) dài 8-10 cm, sống ở miền Tây của Bắc Mỹ. Tên của loài này được đặt theo tua lông dọc mép của màng đuôi.Dơi ăn thủy sinh (Myotis daubentonii) dài 4-6 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu. Chúng dùng bàn chân khá lớn để bắt côn trùng bay lên từ mặt nước.Dơi muỗi ba màu (Perimyotis subflavus) dài 7-9 cm, phân bố ở phía Đông của Bắc Mỹ, từ Nam Canada đến Bắc Honduras. Loài dơi có thân nâu vàng, cánh xám, cẳng chi hung đỏ này ngủ dưới mặt đất suốt mùa đông.Dơi muỗi nhỏ (Pipistrellus pipistrellus) dài 4-5 cm, phân bố rất rộng từ Tây Âu đến Viễn Đông và Bắc Phi. Chúng được chia thành hai phân loài dựa trên sự khác biệt của tần số sóng siêu âm mà chúng phát ra.Dơi muỗi rừng (Pipistrellus nathusii) dài 4-6 cm, phân bố chủ yếu ở Đông và Trung Âu. Chúng có thể thực hiện các chuyến di cư đường dài với cự ly 2.000 km vào mùa xuân và mùa thu.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Dơi gập cánh dài (Miniopterus schreibersii) dài 5-8 cm, phân bố rải rác ở Tây Nam châu Âu, bắc và Tây Phi, sang tận châu Á, trong đó có Việt Nam. Loài dơi muỗi này có các xương ngón tay dài và cánh rộng hơn các họ hàng của mình.
Dơi tai dài lông xám (Plecotus austriacus) dài 4-6 cm, sống ở Nam, Trung Âu và Bắc Phi. Loài này có đôi tai dài gần bằng cơ thể.
Dơi nâu lớn (Eptesicus fuscus) dài 10-13 cm, là một trong những loài dơi muỗi lớn nhất, phân bố từ Nam Canada đến Bắc Brazil và một số đảo Caribbean. Chúng thường được bắt gặp khi đậu ngủ trong các tòa nhà.
Dơi ngón ngắn (Nyctalus noctula) dài 6-8 cm, phân bố khắp Đông Bắc Âu và một số nơi ở châu Á. Loài dơi này bay khỏe và nhanh nhờ các đôi cánh hẹp của mình.
Dơi muỗi lông chuột (Vespertilio murinus) dài 5-7 cm, xuất hiện ở các sinh cảnh đa dạng như rừng, thảo nguyên, đồi núi và đô thị từ Đông và Trung Âu đến châu Á. Chúng có mặt bụng màu nhạt tương phản với mặt lưng tối màu.
Dơi Natterer (Myotis nattereri) dài 4-5 cm, phân bố từ Tây Bắc Phi qua châu Âu đến Tây Nam Á. Chúng bắt côn trùng bằng màng đuôi có diềm trong khi bay với tốc độ chậm.
Dơi tai lông rìa (Myotis thysanodes) dài 8-10 cm, sống ở miền Tây của Bắc Mỹ. Tên của loài này được đặt theo tua lông dọc mép của màng đuôi.
Dơi ăn thủy sinh (Myotis daubentonii) dài 4-6 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu. Chúng dùng bàn chân khá lớn để bắt côn trùng bay lên từ mặt nước.
Dơi muỗi ba màu (Perimyotis subflavus) dài 7-9 cm, phân bố ở phía Đông của Bắc Mỹ, từ Nam Canada đến Bắc Honduras. Loài dơi có thân nâu vàng, cánh xám, cẳng chi hung đỏ này ngủ dưới mặt đất suốt mùa đông.
Dơi muỗi nhỏ (Pipistrellus pipistrellus) dài 4-5 cm, phân bố rất rộng từ Tây Âu đến Viễn Đông và Bắc Phi. Chúng được chia thành hai phân loài dựa trên sự khác biệt của tần số sóng siêu âm mà chúng phát ra.
Dơi muỗi rừng (Pipistrellus nathusii) dài 4-6 cm, phân bố chủ yếu ở Đông và Trung Âu. Chúng có thể thực hiện các chuyến di cư đường dài với cự ly 2.000 km vào mùa xuân và mùa thu.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.