Trong một tòa nhà nằm tại khu công nghiệp ở Austin tồn tại một căn phòng bí mật đến mức không xuất hiện trên bản đồ Apple Maps. Tại đây, một trong những công nghệ bí mật nhất của Apple được thực hiện.Apple đang ấp ủ nhiều kế hoạch lớn trong tương lai cho những chiếc iPhone không còn được người dùng sử dụng. Và hệ thống phức tạp mang tên gọi Daisy trong căn phòng thí nghiệm bí mật giúp Apple làm điều đó.Daisy là hệ thống máy móc khổng lồ kết hợp tự động hóa và vận hành của con người giúp Apple có thể tách được nhựa, kim loại và kính từ những chiếc iPhone bỏ đi.Những cánh tay robot tự động đang di chuyển trái, phải, lên, xuống với độ chính xác và tốc độ cao. Trong khi các kỹ thuật viên trong màu áo phòng thí nghiệm xanh, đeo kính an toàn và găng tay giám sát từng công đoạn được thực hiện bởi những cánh tay robot.''Chúng tôi dành nhiều thời gian để tinh chỉnh kĩ thuật, đảm bảo rằng các thiết bị luôn gắn kết một cách nhất quán. Daisy giúp chúng tôi có những cách hiệu quả để tháo rời sản phẩm mang đi tái chế'', Lisa Jackson, Phó Chủ tịch Apple chia sẻ.Daisy có thể tháo rời nhiều mẫu iPhone khác nhau với tốc độ 200 máy mỗi giờ.Chiếc máy tại phòng thí nghiệm Austin này cùng với một chiếc máy khác tại Hà Lan đang xử lý một triệu trong tổng số chín triệu máy iPhone cũ Apple nhận được qua chương trình đổi trả được khởi động vào tháng 4.Theo Apple, có 14 vật liệu trong iPhone có thể tái chế hoàn toàn, trong đó có nhiều vật liệu quan trọng và nhiều tác động đến môi trường như nhựa hay lithium.Apple thực tế vẫn là một công ty tự hào về mức độ ''xanh'' của mình trong cuộc chạy đua bảo vệ môi trường của các ông lớn ông nghệ thế giới. Daisy không chỉ là một ví dụ cho thấy những đột phá trong công nghệ tái chế điện tử mà còn nằm trong lộ trình của Apple trong việc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của mình tới môi trường.Apple từ chối đưa ra quy mô rác thải điện tử của mình, tuy nhiên con số 217,7 triệu máy iPhone được bán ra trong năm ngoái có thể giúp chúng ta mường tượng phần nào lượng rác thải.Bởi vậy công nghệ bí mật này của Apple được cho là sẽ góp phần giảm lượng rác thải điện tử từ các thiết bị bỏ đi tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây.Năm 2017, hãng này tuyên bố kế hoạch sản xuất tất cả các thiết bị của mình từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế được nhưng không cho biết thời điểm cụ thể.Tuy nhiên phòng thí nghiệm bí mật Material Recovery Lab mở cửa từ tháng 4 năm nay càng khiến cho các fan Táo hy vọng về công nghệ mới này.Một ngày nào đó, rất có thể chiếc iPhone mới của bạn sẽ được làm từ vật liệu của những chiếc iPhone cũ.Apple chính thức thông báo ngày ra mắt Iphone 12 | THDT
Trong một tòa nhà nằm tại khu công nghiệp ở Austin tồn tại một căn phòng bí mật đến mức không xuất hiện trên bản đồ Apple Maps. Tại đây, một trong những công nghệ bí mật nhất của Apple được thực hiện.
Apple đang ấp ủ nhiều kế hoạch lớn trong tương lai cho những chiếc iPhone không còn được người dùng sử dụng. Và hệ thống phức tạp mang tên gọi Daisy trong căn phòng thí nghiệm bí mật giúp Apple làm điều đó.
Daisy là hệ thống máy móc khổng lồ kết hợp tự động hóa và vận hành của con người giúp Apple có thể tách được nhựa, kim loại và kính từ những chiếc iPhone bỏ đi.
Những cánh tay robot tự động đang di chuyển trái, phải, lên, xuống với độ chính xác và tốc độ cao. Trong khi các kỹ thuật viên trong màu áo phòng thí nghiệm xanh, đeo kính an toàn và găng tay giám sát từng công đoạn được thực hiện bởi những cánh tay robot.
''Chúng tôi dành nhiều thời gian để tinh chỉnh kĩ thuật, đảm bảo rằng các thiết bị luôn gắn kết một cách nhất quán. Daisy giúp chúng tôi có những cách hiệu quả để tháo rời sản phẩm mang đi tái chế'', Lisa Jackson, Phó Chủ tịch Apple chia sẻ.
Daisy có thể tháo rời nhiều mẫu iPhone khác nhau với tốc độ 200 máy mỗi giờ.
Chiếc máy tại phòng thí nghiệm Austin này cùng với một chiếc máy khác tại Hà Lan đang xử lý một triệu trong tổng số chín triệu máy iPhone cũ Apple nhận được qua chương trình đổi trả được khởi động vào tháng 4.
Theo Apple, có 14 vật liệu trong iPhone có thể tái chế hoàn toàn, trong đó có nhiều vật liệu quan trọng và nhiều tác động đến môi trường như nhựa hay lithium.
Apple thực tế vẫn là một công ty tự hào về mức độ ''xanh'' của mình trong cuộc chạy đua bảo vệ môi trường của các ông lớn ông nghệ thế giới. Daisy không chỉ là một ví dụ cho thấy những đột phá trong công nghệ tái chế điện tử mà còn nằm trong lộ trình của Apple trong việc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của mình tới môi trường.
Apple từ chối đưa ra quy mô rác thải điện tử của mình, tuy nhiên con số 217,7 triệu máy iPhone được bán ra trong năm ngoái có thể giúp chúng ta mường tượng phần nào lượng rác thải.
Bởi vậy công nghệ bí mật này của Apple được cho là sẽ góp phần giảm lượng rác thải điện tử từ các thiết bị bỏ đi tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây.
Năm 2017, hãng này tuyên bố kế hoạch sản xuất tất cả các thiết bị của mình từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế được nhưng không cho biết thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên phòng thí nghiệm bí mật Material Recovery Lab mở cửa từ tháng 4 năm nay càng khiến cho các fan Táo hy vọng về công nghệ mới này.
Một ngày nào đó, rất có thể chiếc iPhone mới của bạn sẽ được làm từ vật liệu của những chiếc iPhone cũ.
Apple chính thức thông báo ngày ra mắt Iphone 12 | THDT