Ấu trùng của một số loài gặm nhấm được cho là di cư bằng cách tập hợp thành hình dạng một đàn lớn với số lượng hàng chục nghìn cá thể và bò trên mặt đất thành một khối. Hiện tượng kỳ lạ được gọi là “Pleń” ở Ba Lan và “Heerwurm” ở Đức.
Từ thế kỷ 17, ấu trùng của sciaria militaria, một loài gặm nhấm cánh sẫm được tìm thấy ở Trung Âu, đã được quan sát thấy di chuyển trên mặt đất như một sinh vật trườn dài khổng lồ với độ lớn từ 50cm đến 10m.
Hiện tượng lần đầu tiên được ghi lại bởi một người Ba Lan và được gọi là Pleń. Cách di cư này bao gồm từ vài nghìn đến vài chục nghìn ấu trùng nhỏ. Chúng bò trên mặt đất, tập hợp thành một vật thể kỳ dị, di chuyển tới một mục tiêu không xác định mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chỉ có thể đưa ra các suy đoán.
Những đề cập đầu tiên về Pleń trong các tài liệu Ba Lan có từ thế kỷ 17, ở Silesia. Hồi đó, người ta gắn hiện tượng này với sự bất hạnh hoặc với sự thịnh vượng và hạnh phúc. Những người tin đây là điềm báo sự thịnh vượng, hạnh phúc sẽ thu thập ấu trùng, phơi khô, sau đó rải trên đất và trong chuồng của họ, để cầu mong một mùa bội thu.
Hàng ngàn ấu trùng di chuyển thành khối khổng lồ như vật thể kỳ dị.
Sau Đại chiến II, người ta đã nhìn thấy hiện tượng Pleń khoảng 100 lần, theo các báo cáo ghi nhận được ở Ba Lan. Hiện tượng gần đây nhất thậm chí được quay lại bằng camera, được quan sát thấy ở dãy núi Carpathian, đầm lầy Biebrza và rừng nguyên sinh Białowieża.
Mặc dù các báo cáo đầu tiên về hiện tượng Pleń có thể được bắt nguồn từ Ba Lan, nhưng nó cũng đã được quan sát thấy ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả trong các khu rừng của Nga, Lithuania, Thụy Điển, Na Uy, Bavaria, Hungary, Thụy Sĩ và Bắc Mỹ.
Dựa trên các giải thích khoa học, việc ấu trùng di chuyển tập trung thành "đàn" lớn hàng ngàn, vạn con này có thể đơn giản chỉ vì mục đích đảm bảo tốc độ di chuyển lớn hơn.
Ấu trùng bò lên nhau như băng chuyền. Những con ấu trùng trên đỉnh bò qua những con khác, những con khác cũng đang di chuyển, nghĩa là chúng di chuyển nhanh gấp đôi. Nhưng sau đó những con ấu trùng trên đỉnh cũng đi xuống phía dưới cho tới khi nó lại tìm được đường leo lên đỉnh khối ấu trùng di động.
Nhìn chung, nếu khối di chuyển này được tạo thành từ hai lớp, nó sẽ di chuyển với tốc độ cao gấp rưỡi tốc độ của một cá thể, và nếu số lớp lớn hơn, tốc độ cũng tăng lên. Đó chỉ đơn giản là một cách hiệu quả hơn để di chuyển.
Về mục tiêu cuối cùng của cuộc di cư này, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về việc thiếu thức ăn hoặc do tác động làm khô của ánh sáng mặt trời.