Hai chuyến thăm này sẽ cách nhau khoảng 30 giờ. Vào ngày 9/8, Solar Orbiter sẽ đi ngang qua hành tinh thường được gọi là “song sinh của Trái đất”. Theo sau là tàu quỹ đạo BepiColombo Mercury vào ngày 10/8.Việc đưa tàu vũ trụ đến sao Thủy và sao Kim sẽ tiêu tốn năng lượng, thậm chí là nhiều hơn sao Hỏa. Bởi, các chuyến đi đến bên ngoài Hệ Mặt trời đòi hỏi phải tăng tốc độ. Trong khi đó, việc đến vùng bên trong của Hệ Mặt trời đồng nghĩa với việc giảm tốc độ. Điều này có nghĩa là một tàu vũ trụ hướng đến gần Mặt trời hơn phải sử dụng tên lửa lớn, hoặc tìm một số cách hãm khác.Từ những năm 1970, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã hoàn thiện việc sử dụng thao tác điều khiển bằng súng cao su để thay đổi vận tốc của tàu vũ trụ mà không cần đến tên lửa. Thao tác với súng cao su vận tốc đầu tiên được sử dụng trong sứ mệnh Pioneer 11. Đây là khi tàu vũ trụ sử dụng lực hấp dẫn của sao Mộc để bắn nó về phía sao Thổ.Đối với vùng trong Hệ Mặt trời, các thao tác với súng cao su vận tốc sẽ phức tạp hơn. Chúng thường đòi hỏi tàu vũ trụ bay ngang qua nhiều hơn một hành tinh để đạt được điểm đến mong muốn. Trong trường hợp của NASA/ESA Solar Orbiter, mục đích của chuyến bay là đưa tàu vũ trụ ra khỏi mặt phẳng hoàng đạo. Nhờ đó, có thể có được những góc nhìn đầu tiên về các cực của Mặt trời.Solar Orbiter sẽ là tàu đầu tiên đến được sao Kim, bay ở khoảng cách 7.995 km. Tiếp theo, tàu BepiColombo sẽ đi qua sao Kim ở khoảng cách 550 km. Theo ESA, sẽ không thể nhận được hình ảnh có độ phân giải cao khi Solar Orbiter đến sao Kim.Bởi, Solar Orbiter đang quay mặt ở vị trí không chính xác khi để các tấm pin Mặt trời của nó hướng vào Mặt trời. Trong khi đó, với BepiColombo, hình ảnh đen trắng có độ phân giải thấp sẽ được quay lại bằng hai camera giám sát của con tàu.Trong suốt quá trình bay, hai tàu vũ trụ sẽ thu thập dữ liệu về môi trường từ trường và plasma của sao Kim. Đồng thời, chúng cũng sẽ được giám sát bởi tàu vũ trụ Akatsuki của JAXA, vốn đã ở trên quỹ đạo quanh hành tinh. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch cho tàu quỹ đạo EnVision Venus của ESA dự kiến cất cánh vào năm 2030.
Hai chuyến thăm này sẽ cách nhau khoảng 30 giờ. Vào ngày 9/8, Solar Orbiter sẽ đi ngang qua hành tinh thường được gọi là “song sinh của Trái đất”. Theo sau là tàu quỹ đạo BepiColombo Mercury vào ngày 10/8.
Việc đưa tàu vũ trụ đến sao Thủy và sao Kim sẽ tiêu tốn năng lượng, thậm chí là nhiều hơn sao Hỏa. Bởi, các chuyến đi đến bên ngoài Hệ Mặt trời đòi hỏi phải tăng tốc độ. Trong khi đó, việc đến vùng bên trong của Hệ Mặt trời đồng nghĩa với việc giảm tốc độ. Điều này có nghĩa là một tàu vũ trụ hướng đến gần Mặt trời hơn phải sử dụng tên lửa lớn, hoặc tìm một số cách hãm khác.
Từ những năm 1970, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã hoàn thiện việc sử dụng thao tác điều khiển bằng súng cao su để thay đổi vận tốc của tàu vũ trụ mà không cần đến tên lửa. Thao tác với súng cao su vận tốc đầu tiên được sử dụng trong sứ mệnh Pioneer 11. Đây là khi tàu vũ trụ sử dụng lực hấp dẫn của sao Mộc để bắn nó về phía sao Thổ.
Đối với vùng trong Hệ Mặt trời, các thao tác với súng cao su vận tốc sẽ phức tạp hơn. Chúng thường đòi hỏi tàu vũ trụ bay ngang qua nhiều hơn một hành tinh để đạt được điểm đến mong muốn. Trong trường hợp của NASA/ESA Solar Orbiter, mục đích của chuyến bay là đưa tàu vũ trụ ra khỏi mặt phẳng hoàng đạo. Nhờ đó, có thể có được những góc nhìn đầu tiên về các cực của Mặt trời.
Solar Orbiter sẽ là tàu đầu tiên đến được sao Kim, bay ở khoảng cách 7.995 km. Tiếp theo, tàu BepiColombo sẽ đi qua sao Kim ở khoảng cách 550 km. Theo ESA, sẽ không thể nhận được hình ảnh có độ phân giải cao khi Solar Orbiter đến sao Kim.
Bởi, Solar Orbiter đang quay mặt ở vị trí không chính xác khi để các tấm pin Mặt trời của nó hướng vào Mặt trời. Trong khi đó, với BepiColombo, hình ảnh đen trắng có độ phân giải thấp sẽ được quay lại bằng hai camera giám sát của con tàu.
Trong suốt quá trình bay, hai tàu vũ trụ sẽ thu thập dữ liệu về môi trường từ trường và plasma của sao Kim. Đồng thời, chúng cũng sẽ được giám sát bởi tàu vũ trụ Akatsuki của JAXA, vốn đã ở trên quỹ đạo quanh hành tinh. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch cho tàu quỹ đạo EnVision Venus của ESA dự kiến cất cánh vào năm 2030.