Kính viễn vọng TESS (Transiting Exoplanet Survey Satellite) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện nhóm vật thể "hàng xóm" năm cách Trái Đất chỉ 33 năm ánh sáng có những đặc điểm khá thú vị.Nhóm vật thể vừa phát hiện gồm một sao chủ và các hành tinh quay quanh, còn gọi là hệ hành tinh. Trong số đó, có ít nhất 2 hành tinh với kích thước lớn hơn Trái Đất, còn gọi là siêu Trái Đất (Super-Earth).Theo thông cáo báo chí của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ngôi sao chủ của hệ hành tinh có tên HD 260655. Ngôi sao này tương đối nhỏ, nhiệt độ mát mẻ nên được xếp vào nhóm sao lùn M (M-dwarf, sao lùn đỏ).Các nhà khoa học mất vài tháng để xác nhận độ sáng giảm theo chu kỳ của ngôi sao HD 260655 là do hành tinh di chuyển phía trước đĩa mặt phẳng của nó gây ra.Hành tinh vòng trong (inner planet) quay quanh HD 260655 theo chu kỳ 2,8 ngày Trái Đất, kích thước lớn hơn 1,2 lần và khối lượng gấp đôi so với Trái Đất.Trong khi đó, hành tinh vòng ngoài mất 5,7 ngày Trái Đất để quay một vòng quanh ngôi sao chủ, kích thước bằng 1,5 lần và khối lượng gấp 3 lần Trái Đất. Tất cả được xem là hành tinh đất đá.Michelle Kunimoto, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn và Không gian Kavli của MIT, cho biết 2 hành tinh quay quanh HD 260655 là những mục tiêu phù hợp để nghiên cứu bầu khí quyển bởi ngôi sao chủ của chúng có độ sáng cao.Tuy nhiên, tính toán về quỹ đạo hành tinh hé lộ cả hai quay quanh ngôi sao ở khoảng cách quá gần để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Vì vậy nhóm nghiên cứu nhấn mạnh các hành tinh vừa được tìm thấy không phù hợp để con người sinh sống.Theo nghiên cứu, hành tinh vòng trong của HD 260655 có nhiệt độ 436,6 độ C, còn hành tinh vòng ngoài là khoảng 286,6 độ C. Theo Michelle Kunimoto, mức nhiệt đó quá cao để sự sống có thể tồn tại.Dù vậy, hai hành tinh vẫn cung cấp cơ hội mới để tìm hiểu nhiều hơn về những thiên thể giống Trái Đất bên ngoài hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ sao để tìm thêm hành tinh khác nằm xa ngôi sao hơn.Kính viễn vọng TESS được phóng vào tháng 4/2018, phục vụ sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Nó hoạt động bằng cách phát hiện sự sụt giảm ánh sáng đột ngột của các ngôi sao, dấu hiệu cho thấy có thể một hành tinh di chuyển ngang qua chúng.Avi Shporer - thành viên thuộc nhóm nghiên cứu của MIT cho biết hoàn toàn có khả năng tồn tại nhiều hơn 2 hành tinh quay quanh ngôi sao này.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Kính viễn vọng TESS (Transiting Exoplanet Survey Satellite) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện nhóm vật thể "hàng xóm" năm cách Trái Đất chỉ 33 năm ánh sáng có những đặc điểm khá thú vị.
Nhóm vật thể vừa phát hiện gồm một sao chủ và các hành tinh quay quanh, còn gọi là hệ hành tinh. Trong số đó, có ít nhất 2 hành tinh với kích thước lớn hơn Trái Đất, còn gọi là siêu Trái Đất (Super-Earth).
Theo thông cáo báo chí của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ngôi sao chủ của hệ hành tinh có tên HD 260655. Ngôi sao này tương đối nhỏ, nhiệt độ mát mẻ nên được xếp vào nhóm sao lùn M (M-dwarf, sao lùn đỏ).
Các nhà khoa học mất vài tháng để xác nhận độ sáng giảm theo chu kỳ của ngôi sao HD 260655 là do hành tinh di chuyển phía trước đĩa mặt phẳng của nó gây ra.
Hành tinh vòng trong (inner planet) quay quanh HD 260655 theo chu kỳ 2,8 ngày Trái Đất, kích thước lớn hơn 1,2 lần và khối lượng gấp đôi so với Trái Đất.
Trong khi đó, hành tinh vòng ngoài mất 5,7 ngày Trái Đất để quay một vòng quanh ngôi sao chủ, kích thước bằng 1,5 lần và khối lượng gấp 3 lần Trái Đất. Tất cả được xem là hành tinh đất đá.
Michelle Kunimoto, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn và Không gian Kavli của MIT, cho biết 2 hành tinh quay quanh HD 260655 là những mục tiêu phù hợp để nghiên cứu bầu khí quyển bởi ngôi sao chủ của chúng có độ sáng cao.
Tuy nhiên, tính toán về quỹ đạo hành tinh hé lộ cả hai quay quanh ngôi sao ở khoảng cách quá gần để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Vì vậy nhóm nghiên cứu nhấn mạnh các hành tinh vừa được tìm thấy không phù hợp để con người sinh sống.
Theo nghiên cứu, hành tinh vòng trong của HD 260655 có nhiệt độ 436,6 độ C, còn hành tinh vòng ngoài là khoảng 286,6 độ C. Theo Michelle Kunimoto, mức nhiệt đó quá cao để sự sống có thể tồn tại.
Dù vậy, hai hành tinh vẫn cung cấp cơ hội mới để tìm hiểu nhiều hơn về những thiên thể giống Trái Đất bên ngoài hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ sao để tìm thêm hành tinh khác nằm xa ngôi sao hơn.
Kính viễn vọng TESS được phóng vào tháng 4/2018, phục vụ sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Nó hoạt động bằng cách phát hiện sự sụt giảm ánh sáng đột ngột của các ngôi sao, dấu hiệu cho thấy có thể một hành tinh di chuyển ngang qua chúng.
Avi Shporer - thành viên thuộc nhóm nghiên cứu của MIT cho biết hoàn toàn có khả năng tồn tại nhiều hơn 2 hành tinh quay quanh ngôi sao này.