Theo đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng rồi cao hơn 0,95 độ C so với mức trung bình của tháng 7 trong thế kỷ XX (15,8 độ C) và cao hơn 0,03 độ C so với kỷ lục nóng nhất của tháng 7-2016. Theo hãng tin AP, tháng 7-2019 cũng là tháng thứ 415 liên tiếp ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức trung bình của thế kỷ XX trong cơ sở dữ liệu của NOAA. Ngoài ra, 9 trong số 10 tháng 7 nóng nhất xảy ra từ năm 2005.
|
Người lớn và trẻ em giải nhiệt ở TP Boston, bang Massachusetts - Mỹ hôm 19-7Ảnh: REUTERS |
Một số khu vực ở Bắc Mỹ, Nam Á, miền Nam châu Phi, Bắc Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và các khu vực phía Tây và phía Bắc Thái Bình Dương có nhiệt độ tháng 7 cao kỷ lục, theo NOAA. Hàng chục thành phố châu Âu trải qua thời tiết nóng kỷ lục trong tháng 7, trong đó có Paris - Pháp, Amsterdam - Hà Lan, Helsinki - Phần Lan… Bang Alaska - Mỹ cũng có một tháng 7 nóng nhất kể từ khi nơi này bắt đầu lưu trữ số liệu nhiệt độ từ năm 2005.
Tháng 7 vừa qua không chỉ chứng kiến nhiệt độ trung bình cao kỷ lục mà còn những cột mốc đáng chú ý khác. Chẳng hạn như lượng băng biển ở Bắc Băng Dương thấp hơn gần 20% so với mức bình quân. Những dữ liệu mới nhất này có thể được các nhà khoa học sử dụng để nêu bật tác động tiêu cực của tình trạng toàn cầu ấm dần lên.