Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi. Vùng đất mệnh danh "Hỏa Diệm Sơn" có thật trên Trái đất này được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.Theo các chuyên gia, tên gọi Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương có nghĩa là “hủy diệt”. Nó được dùng để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.Địa chất ở Dallol vô cùng đặc biệt, không giống bất cứ đâu trên Trái đất. Nhiều chuyên gia cho rằng vùng đất này là khu vực có nhiều nét tương đồng với sao Hỏa nhất.Những đụn muối và sắt có hình hài như nấm khổng lồ bao phủ toàn bộ Dallol. Thêm nữa, các mạch nước ngầm sôi sục, bốc hơi nghi ngút lên mặt đất, tạo thành những con suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại. Bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động.Dallol được coi là nơi nóng nhất Trái đất, với nhiệt độ trung bình mùa đông luôn ở mức trên 34 độ C và mùa hè lên tới 50 độ C.Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.Với những đặc điểm khắc nghiệt này, hiếm có sinh vật nào tồn tại được ở Dallol.Một bộ tộc kiếm sống ở Dallol là Afar. Họ sống ở làng Kus và khai thác các khối muối ở đồng bằng muối khô. Sau đó, chúng được chuyển qua sa mạc bằng lạc đà.Những công nhân khai thác muối bằng tay và thường làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày để có đủ tiền trang trải cuộc sống.Dù có địa hình hiểm trở, nguy hiểm và khí hậu khắc nghiệt nhưng Dallol vẫn là địa điểm thu hút nhiều khác du lịch ghé thăm cảnh quan độc lạ.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi. Vùng đất mệnh danh "Hỏa Diệm Sơn" có thật trên Trái đất này được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Theo các chuyên gia, tên gọi Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương có nghĩa là “hủy diệt”. Nó được dùng để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Địa chất ở Dallol vô cùng đặc biệt, không giống bất cứ đâu trên Trái đất. Nhiều chuyên gia cho rằng vùng đất này là khu vực có nhiều nét tương đồng với sao Hỏa nhất.
Những đụn muối và sắt có hình hài như nấm khổng lồ bao phủ toàn bộ Dallol. Thêm nữa, các mạch nước ngầm sôi sục, bốc hơi nghi ngút lên mặt đất, tạo thành những con suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại. Bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động.
Dallol được coi là nơi nóng nhất Trái đất, với nhiệt độ trung bình mùa đông luôn ở mức trên 34 độ C và mùa hè lên tới 50 độ C.
Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Với những đặc điểm khắc nghiệt này, hiếm có sinh vật nào tồn tại được ở Dallol.
Một bộ tộc kiếm sống ở Dallol là Afar. Họ sống ở làng Kus và khai thác các khối muối ở đồng bằng muối khô. Sau đó, chúng được chuyển qua sa mạc bằng lạc đà.
Những công nhân khai thác muối bằng tay và thường làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày để có đủ tiền trang trải cuộc sống.
Dù có địa hình hiểm trở, nguy hiểm và khí hậu khắc nghiệt nhưng Dallol vẫn là địa điểm thu hút nhiều khác du lịch ghé thăm cảnh quan độc lạ.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.