Vào tháng 4/1986, vụ nổ lò phản ứng xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã trở thành một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Ngay sau đó, giới chức trách đã sơ tán người dân ở khu vực xung quanh nhà máy và thị trấn Pripyat gần đó tới nơi an toàn. Theo đó, " cấm địa" Chernobyl trở thành vùng đất hoang vắng, không một bóng người.Sở dĩ như vậy là vì vụ nổ lò phản ứng ở Chernobyl đã phát tán ra môi trường 28 tấn phóng xạ. Nếu con người tiếp xúc với bụi phóng xạ thì sẽ đối diện nguy cơ về sức khỏe, mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm ung thư, thậm chí là tử vong. Chúng cũng nguy hiểm cho cả động vật và thực vật.Gần đây, các nhà khoa học công bố nghiên cứu cho thấy có một loài động vật dường như hoàn toàn miễn nhiễm với phóng xạ "cấm địa" Chernobyl. Đó là giun tròn thường sống trong đất có tên khoa học là Oschieus tipulae.Nhóm các nhà sinh vật học tới từ Đại học New York đã phân tích chi tiết bộ gen của 300 con giun được thu thập trong phòng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra, nghiên cứu cho thấy không có bất kỳ bằng chứng nào về sự sắp xếp lại các nhiễm sắc thể quy mô lớn do ảnh hưởng từ môi trường gây đột biến trên những con giun tròn.Ngay cả khi thử nghiệm trên thế hệ con cháu, nhóm nghiên cứu cũng không phát hiện thấy bất kỳ đột biến nào về gen do tác động của phơi nhiễm phóng xạ.Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận quần thể giun tròn chưa từng có bất kỳ dấu hiệu tổn hại DNA từ môi trường bức xạ kể từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Chernobyl cách đây 38 năm.Theo các chuyên gia, điều trên xảy ra có thể là do khả năng phục hồi và thích nghi với các môi trường sống khắc nghiệt của loài giun tròn.Nhóm nghiên cứu suy đoán cơ chế tự sửa chữa DNA của giun tròn có thể được điều chỉnh để sử dụng trong y học nhằm điều trị nhiều căn bệnh mà con người chưa thể chữa trị khỏi.Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
Vào tháng 4/1986, vụ nổ lò phản ứng xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã trở thành một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Ngay sau đó, giới chức trách đã sơ tán người dân ở khu vực xung quanh nhà máy và thị trấn Pripyat gần đó tới nơi an toàn. Theo đó, " cấm địa" Chernobyl trở thành vùng đất hoang vắng, không một bóng người.
Sở dĩ như vậy là vì vụ nổ lò phản ứng ở Chernobyl đã phát tán ra môi trường 28 tấn phóng xạ. Nếu con người tiếp xúc với bụi phóng xạ thì sẽ đối diện nguy cơ về sức khỏe, mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm ung thư, thậm chí là tử vong. Chúng cũng nguy hiểm cho cả động vật và thực vật.
Gần đây, các nhà khoa học công bố nghiên cứu cho thấy có một loài động vật dường như hoàn toàn miễn nhiễm với phóng xạ "cấm địa" Chernobyl. Đó là giun tròn thường sống trong đất có tên khoa học là Oschieus tipulae.
Nhóm các nhà sinh vật học tới từ Đại học New York đã phân tích chi tiết bộ gen của 300 con giun được thu thập trong phòng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra, nghiên cứu cho thấy không có bất kỳ bằng chứng nào về sự sắp xếp lại các nhiễm sắc thể quy mô lớn do ảnh hưởng từ môi trường gây đột biến trên những con giun tròn.
Ngay cả khi thử nghiệm trên thế hệ con cháu, nhóm nghiên cứu cũng không phát hiện thấy bất kỳ đột biến nào về gen do tác động của phơi nhiễm phóng xạ.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận quần thể giun tròn chưa từng có bất kỳ dấu hiệu tổn hại DNA từ môi trường bức xạ kể từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Chernobyl cách đây 38 năm.
Theo các chuyên gia, điều trên xảy ra có thể là do khả năng phục hồi và thích nghi với các môi trường sống khắc nghiệt của loài giun tròn.
Nhóm nghiên cứu suy đoán cơ chế tự sửa chữa DNA của giun tròn có thể được điều chỉnh để sử dụng trong y học nhằm điều trị nhiều căn bệnh mà con người chưa thể chữa trị khỏi.
Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.