Vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất thế kỷ 20 xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (thuộc Liên Xô cũ) vào ngày 26/4/1986. Khi ấy, lò phản ứng của tổ máy điện thứ 4 phát nổ dẫn tới phá hủy hoàn toàn. Theo đó, một lượng lớn chất phóng xạ từ nhà máy Chernobyl phát tán ra môi trường.Theo các chuyên gia, đám mây từ lò phản ứng đang cháy mang theo nhiều chất phóng xạ khác nhau, chủ yếu là hạt nhân phóng xạ Iod và Caesium, lan ra hầu hết châu Âu. Bụi phóng xạ hoạt độ cao được phát hiện lan sang cả các vùng lãnh thổ thuộc Belarus, Nga và Ukraine.Vì vậy, hơn 115.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực cấm 30 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Cùng với đó, hơn 600.000 người được giới chức trách huy động để khắc phục hậu quả.Tuy nhiên, không nhiều người biết về 3 anh hùng giúp ngăn chặn vụ nổ thứ hai xảy ra tại nhà máy Chernobyl. Cụ thể, 10 ngày sau vụ nổ nghiêm trọng ở lò phản ứng thứ 4, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ nghiêm trọng có khả năng xảy ra.Theo các chuyên gia, vụ nổ xảy ra ngày 26/4 đã làm hỏng hệ thống làm mát bằng nước của nhà máy Chernobyl. Sự cố này đã hình thành lên một vũng lớn bên dưới lõi hạt nhân đang tan chảy. Nếu lõi hạt nhân tiếp cận với bể nước thì sẽ gây ra một vụ nổ hơi nước.Trong trường hợp đó, vụ nổ thứ hai ở nhà máy Chernobyl có thể có sức công phá 5 megaton. Cùng với đó, toàn bộ châu Âu và Liên Xô có thể đối với với tình trạng các vật liệu bức xạ lan rộng trong không khí, đe dọa sự sống, an toàn tính mạng của người dân.Để ngăn chặn vụ nổ thứ hai xảy ra ở nhà máy Chernobyl, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp. Đó là đóng thủ công nguồn nước bằng cách vặn một van nằm trong một khoang bên dưới lõi hạt nhân đang tan chảy. Tuy nhiên, những người thực hiện nhiệm vụ này sẽ phải tiến vào căn phòng chứa đầy nước có mức phóng xạ cực cao. Cuối cùng, 3 công nhân tại nhà máy Chernobyl tình nguyện làm nhiệm vụ nguy hiểm trên.Tất cả đều biết rằng khi làm nhiệm vụ đó thì khả năng sống sót rất thấp ngay cả khi được trang bị các phương tiện chống bức xạ tốt nhất. Dù vậy, họ vẫn dũng cảm đứng lên làm nhiệm vụ vì cho rằng cần có người làm công việc đó để đổi lấy an toàn cho hàng triệu người dân châu Âu. Danh tính 3 công nhân dũng cảm đó là: Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov. Trong đó, Ananenko là người duy nhất biết chính xác vị trí của van.Sau khi mặc đồ bảo hộ, Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov tiến vào và tìm cách đóng van xả nước nhằm ngăn chặn vụ nổ thứ hai. May mắn là họ hoàn thành nhiệm vụ và đều trở ra. Sau đó, họ được đưa đến một phòng khử nhiễm và được các chuyên gia, bác sĩ kiểm tra, chăm sóc sức khỏe.Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov trở thành người hùng khi không chỉ giúp ngăn vụ nổ thứ hai xảy ra ở nhà máy Chernobyl mà còn giúp châu Âu và Liên Xô tránh được thảm kịch tồi tệ hơn.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất thế kỷ 20 xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (thuộc Liên Xô cũ) vào ngày 26/4/1986. Khi ấy, lò phản ứng của tổ máy điện thứ 4 phát nổ dẫn tới phá hủy hoàn toàn. Theo đó, một lượng lớn chất phóng xạ từ nhà máy Chernobyl phát tán ra môi trường.
Theo các chuyên gia, đám mây từ lò phản ứng đang cháy mang theo nhiều chất phóng xạ khác nhau, chủ yếu là hạt nhân phóng xạ Iod và Caesium, lan ra hầu hết châu Âu. Bụi phóng xạ hoạt độ cao được phát hiện lan sang cả các vùng lãnh thổ thuộc Belarus, Nga và Ukraine.
Vì vậy, hơn 115.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực cấm 30 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Cùng với đó, hơn 600.000 người được giới chức trách huy động để khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, không nhiều người biết về 3 anh hùng giúp ngăn chặn vụ nổ thứ hai xảy ra tại nhà máy Chernobyl. Cụ thể, 10 ngày sau vụ nổ nghiêm trọng ở lò phản ứng thứ 4, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ nghiêm trọng có khả năng xảy ra.
Theo các chuyên gia, vụ nổ xảy ra ngày 26/4 đã làm hỏng hệ thống làm mát bằng nước của nhà máy Chernobyl. Sự cố này đã hình thành lên một vũng lớn bên dưới lõi hạt nhân đang tan chảy. Nếu lõi hạt nhân tiếp cận với bể nước thì sẽ gây ra một vụ nổ hơi nước.
Trong trường hợp đó, vụ nổ thứ hai ở nhà máy Chernobyl có thể có sức công phá 5 megaton. Cùng với đó, toàn bộ châu Âu và Liên Xô có thể đối với với tình trạng các vật liệu bức xạ lan rộng trong không khí, đe dọa sự sống, an toàn tính mạng của người dân.
Để ngăn chặn vụ nổ thứ hai xảy ra ở nhà máy Chernobyl, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp. Đó là đóng thủ công nguồn nước bằng cách vặn một van nằm trong một khoang bên dưới lõi hạt nhân đang tan chảy. Tuy nhiên, những người thực hiện nhiệm vụ này sẽ phải tiến vào căn phòng chứa đầy nước có mức phóng xạ cực cao. Cuối cùng, 3 công nhân tại nhà máy Chernobyl tình nguyện làm nhiệm vụ nguy hiểm trên.
Tất cả đều biết rằng khi làm nhiệm vụ đó thì khả năng sống sót rất thấp ngay cả khi được trang bị các phương tiện chống bức xạ tốt nhất. Dù vậy, họ vẫn dũng cảm đứng lên làm nhiệm vụ vì cho rằng cần có người làm công việc đó để đổi lấy an toàn cho hàng triệu người dân châu Âu. Danh tính 3 công nhân dũng cảm đó là: Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov. Trong đó, Ananenko là người duy nhất biết chính xác vị trí của van.
Sau khi mặc đồ bảo hộ, Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov tiến vào và tìm cách đóng van xả nước nhằm ngăn chặn vụ nổ thứ hai. May mắn là họ hoàn thành nhiệm vụ và đều trở ra. Sau đó, họ được đưa đến một phòng khử nhiễm và được các chuyên gia, bác sĩ kiểm tra, chăm sóc sức khỏe.
Alexei Ananenko, Valeri Bezpalov và Boris Baranov trở thành người hùng khi không chỉ giúp ngăn vụ nổ thứ hai xảy ra ở nhà máy Chernobyl mà còn giúp châu Âu và Liên Xô tránh được thảm kịch tồi tệ hơn.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.