Loài Pluridens serpentis mới được phát hiện sở hữu bộ hàm dài với hơn 100 chiếc răng sắc nhọn để tóm con mồi nhỏ như cá hay mực. Đây là một loài thương long khổng lồ ở Morocco sống vào cuối kỷ Phấn Trắng trên Trái đất.So với các loài cùng họ, mắt chúng nhỏ hơn nên khả năng cao là tầm nhìn kém. Tuy nhiên, phần mõm tập trung rất nhiều dây thần kinh, cho thấy có thể chúng săn mồi bằng cách cảm nhận chuyển động trong nước và sự thay đổi áp lực.Phần lớn họ hàng của Pluridens serpentis khá nhỏ, chỉ dài vài mét. Tuy nhiên, loài thương long này có thể dài tới 8 m. Những con lớn nhất có xương hàm chắc khỏe và dày.Yuchelys nanyagensis là một loài rùa "quái thú" đã tuyệt chủng cùng với toàn bộ khủng long trên Trái Đất trong thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.Quả trứng loài rùa "quái thú" này là một "chiếc xe tăng" trong thế giới trứng. Nó cực kỳ cứng cáp, vỏ dày tới 1,8 mm, gấp 4 lần so với vỏ trứng rùa Galápagos và dày hơn 6 lần so với vỏ trứng gà.Một phương trình sử dụng kích thước trứng để tính toán ra cơ thể mẹ cho thấy con rùa sinh ra nó phải to bằng một người trưởng thành cao lớn, riêng phần mai đã dài 1,6 mét. Nếu tính cả bề ngang thì to hơn con người rất nhiều.Một loài dực long hoàn toàn mới, lớn chưa từng thấy được phát hiện ở Australia, được đặt tên là Thapunngaka shawi. Sinh vật sở hữu sải cánh rộng tới 7m và có khả năng ăn thịt những con khủng long chưa trưởng thành. Mặc dù vậy, chiếc miệng hình ngọn giáo của nó thích hợp để săn cá biển hơn.Thapunngaka shawi được cho là đã thống trị bầu trời Australia trong kỷ Phấn Trắng từ 100 đến 110 triệu năm trước. Do là động vật bay, xương của dực long rất nhẹ với phần lớn cấu trúc rỗng và có thành mỏng. Đó là lý do hóa thạch của chúng không được bảo quản tốt.Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài sao biển đuôi rắn kỳ dị chưa từng được biết tới, đặt tên là Ophiojura exbodi sống dưới vùng biển sâu ở Nam Thái Bình Dương.Ophiojura exbodi có 8 cánh tay hay phần phụ, mỗi phần dài 10 cm và phủ đầy gai, móc. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn chưa đáng sợ bằng chiếc miệng kỳ quái với 8 bộ hàm chứa những chiếc răng sắc nhọn như kim.Temnodontosaurus trigonodon có lẽ là hóa thạch ngư long (Ichthyosaur) lớn nhất thế giới. Quái vật này dài tới 10 mét, 180 triệu tuổi, được phát hiện tại Khu bảo tồn Thiên nhiên nước Rutland (Anh).Ở Anh, ngư long còn được gọi bằng một cái tên mang màu thần thoại là "sea dragon", tức "rồng biển". Ngư long là loài đã tồn tại cùng khủng long suốt cả 3 kỷ Tam Điệp - Jura và Phất Trắng.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Loài Pluridens serpentis mới được phát hiện sở hữu bộ hàm dài với hơn 100 chiếc răng sắc nhọn để tóm con mồi nhỏ như cá hay mực. Đây là một loài thương long khổng lồ ở Morocco sống vào cuối kỷ Phấn Trắng trên Trái đất.
So với các loài cùng họ, mắt chúng nhỏ hơn nên khả năng cao là tầm nhìn kém. Tuy nhiên, phần mõm tập trung rất nhiều dây thần kinh, cho thấy có thể chúng săn mồi bằng cách cảm nhận chuyển động trong nước và sự thay đổi áp lực.
Phần lớn họ hàng của Pluridens serpentis khá nhỏ, chỉ dài vài mét. Tuy nhiên, loài thương long này có thể dài tới 8 m. Những con lớn nhất có xương hàm chắc khỏe và dày.
Yuchelys nanyagensis là một loài rùa "quái thú" đã tuyệt chủng cùng với toàn bộ khủng long trên Trái Đất trong thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.
Quả trứng loài rùa "quái thú" này là một "chiếc xe tăng" trong thế giới trứng. Nó cực kỳ cứng cáp, vỏ dày tới 1,8 mm, gấp 4 lần so với vỏ trứng rùa Galápagos và dày hơn 6 lần so với vỏ trứng gà.
Một phương trình sử dụng kích thước trứng để tính toán ra cơ thể mẹ cho thấy con rùa sinh ra nó phải to bằng một người trưởng thành cao lớn, riêng phần mai đã dài 1,6 mét. Nếu tính cả bề ngang thì to hơn con người rất nhiều.
Một loài dực long hoàn toàn mới, lớn chưa từng thấy được phát hiện ở Australia, được đặt tên là Thapunngaka shawi. Sinh vật sở hữu sải cánh rộng tới 7m và có khả năng ăn thịt những con khủng long chưa trưởng thành. Mặc dù vậy, chiếc miệng hình ngọn giáo của nó thích hợp để săn cá biển hơn.
Thapunngaka shawi được cho là đã thống trị bầu trời Australia trong kỷ Phấn Trắng từ 100 đến 110 triệu năm trước. Do là động vật bay, xương của dực long rất nhẹ với phần lớn cấu trúc rỗng và có thành mỏng. Đó là lý do hóa thạch của chúng không được bảo quản tốt.
Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài sao biển đuôi rắn kỳ dị chưa từng được biết tới, đặt tên là Ophiojura exbodi sống dưới vùng biển sâu ở Nam Thái Bình Dương.
Ophiojura exbodi có 8 cánh tay hay phần phụ, mỗi phần dài 10 cm và phủ đầy gai, móc. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn chưa đáng sợ bằng chiếc miệng kỳ quái với 8 bộ hàm chứa những chiếc răng sắc nhọn như kim.
Temnodontosaurus trigonodon có lẽ là hóa thạch ngư long (Ichthyosaur) lớn nhất thế giới. Quái vật này dài tới 10 mét, 180 triệu tuổi, được phát hiện tại Khu bảo tồn Thiên nhiên nước Rutland (Anh).
Ở Anh, ngư long còn được gọi bằng một cái tên mang màu thần thoại là "sea dragon", tức "rồng biển". Ngư long là loài đã tồn tại cùng khủng long suốt cả 3 kỷ Tam Điệp - Jura và Phất Trắng.