Năm 2022 được dự báo là năm vô cùng đặc biệt khi diễn ra hiện tượng thiên văn quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử vì nó chỉ diễn ra 10.000 năm/lần.Cụ thể, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hệ sao nhị phân KIC 9832227 cách Trái đất của chúng ta 18 triệu tỷ km có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.Hệ sao nhị phân gọi là KIC 9832227 gồm 2 ngôi sao di chuyển trên cùng một quỹ đạo. Vào năm 2013, Prof. Molnar và các cộng sự của ông, bao gồm các sinh viên từ Đài quan sát Apache Point và Đại học Wyoming, đã quan sát thấy sự thay đổi trong độ sáng của hệ sao này, và khoảng cách cũng gần nhau hơn.Năm 2017, giáo sư Lawrence Molnar và các nhà khoa học thuộc Đại học Calvin ở Grand Rapids, Michigan (Mỹ) chia sẻ những phát hiện mới cho thấy hệ sao nhị phân này sẽ hợp nhất trong khoảng 5 năm nữa.Sự kiện sẽ gây ra một sự bùng phát ánh sáng dữ dội đến mức nó sẽ trở thành vật sáng nhất trên bầu trời đêm, mạnh gấp 600.000 ngàn lần so với ánh sáng Mặt trời.Điều này đồng nghĩa với việc mặc dù vụ nổ cách Trái đất tới 2.000.000 năm ánh sáng nhưng nó sẽ là thứ sáng nhất trên bầu trời đêm.Đây được xem là sự kiện lịch sử, cơ hội "ngàn năm có một" để người dân Trái đất, bằng mắt thường, có thể chứng kiến một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra.Những ngôi sao lớn có vòng đời ngắn và tàn lụi rất sớm. Giống như mọi ngôi sao khác, chúng tạo ra ánh sáng bằng phản ứng nhiệt hạch, biến hiđrô thành hêli.Nhưng ở hầu hết những ngôi sao có khối lượng lớn, quá trình này xảy ra nhanh chóng, có nghĩa là chúng có thể đốt hết nguồn khí hiđrô dự trữ chỉ trong vài triệu năm. So sánh với Mặt Trời, quá trình này kéo dài đến 10 tỉ năm.Khi mà lõi ngôi sao đạt đến mật độ tới hạn bằng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, hay còn gọi là giới hạn Chandrasekhar, thì ngay cả các electron cũng không thể cứu vãn tình thế. Ở thời điểm này, lõi ngôi sao sẽ sụp đổ trong một vài giây, nhanh chóng kéo lớp vỏ khí bên ngoài vào với vận tốc đạt tới một phần tư tốc độ ánh sáng.Lõi tiếp tục sụp đổ vào trong cho tới khi các nguyên tử tại đó chống lại sự co thêm của lõi. Lúc này, toàn bộ hạt nhân các nguyên tử trở thành một khối liên kết chặt chẽ, tạo ra một bề mặt rắn đặc. Thông thường, khối các hạt nhân bị nén chặt này sẽ tồn tại như một sao nơtron, nhưng nếu lõi ngôi sao đủ nặng, nó sẽ tiếp tục suy sụp và tạo ra một lỗ đen.Trong khi đó, lớp vỏ khí rơi vào tâm với một tốc độ không tưởng, va chạm mạnh vào bề mặt rắn đặc của lõi, rồi bật trở lại trong đợt sóng xung kích khủng khiếp, và cuối cùng kết thúc bằng vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Năm 2022 được dự báo là năm vô cùng đặc biệt khi diễn ra hiện tượng thiên văn quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử vì nó chỉ diễn ra 10.000 năm/lần.
Cụ thể, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hệ sao nhị phân KIC 9832227 cách Trái đất của chúng ta 18 triệu tỷ km có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.
Hệ sao nhị phân gọi là KIC 9832227 gồm 2 ngôi sao di chuyển trên cùng một quỹ đạo. Vào năm 2013, Prof. Molnar và các cộng sự của ông, bao gồm các sinh viên từ Đài quan sát Apache Point và Đại học Wyoming, đã quan sát thấy sự thay đổi trong độ sáng của hệ sao này, và khoảng cách cũng gần nhau hơn.
Năm 2017, giáo sư Lawrence Molnar và các nhà khoa học thuộc Đại học Calvin ở Grand Rapids, Michigan (Mỹ) chia sẻ những phát hiện mới cho thấy hệ sao nhị phân này sẽ hợp nhất trong khoảng 5 năm nữa.
Sự kiện sẽ gây ra một sự bùng phát ánh sáng dữ dội đến mức nó sẽ trở thành vật sáng nhất trên bầu trời đêm, mạnh gấp 600.000 ngàn lần so với ánh sáng Mặt trời.
Điều này đồng nghĩa với việc mặc dù vụ nổ cách Trái đất tới 2.000.000 năm ánh sáng nhưng nó sẽ là thứ sáng nhất trên bầu trời đêm.
Đây được xem là sự kiện lịch sử, cơ hội "ngàn năm có một" để người dân Trái đất, bằng mắt thường, có thể chứng kiến một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra.
Những ngôi sao lớn có vòng đời ngắn và tàn lụi rất sớm. Giống như mọi ngôi sao khác, chúng tạo ra ánh sáng bằng phản ứng nhiệt hạch, biến hiđrô thành hêli.
Nhưng ở hầu hết những ngôi sao có khối lượng lớn, quá trình này xảy ra nhanh chóng, có nghĩa là chúng có thể đốt hết nguồn khí hiđrô dự trữ chỉ trong vài triệu năm. So sánh với Mặt Trời, quá trình này kéo dài đến 10 tỉ năm.
Khi mà lõi ngôi sao đạt đến mật độ tới hạn bằng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, hay còn gọi là giới hạn Chandrasekhar, thì ngay cả các electron cũng không thể cứu vãn tình thế. Ở thời điểm này, lõi ngôi sao sẽ sụp đổ trong một vài giây, nhanh chóng kéo lớp vỏ khí bên ngoài vào với vận tốc đạt tới một phần tư tốc độ ánh sáng.
Lõi tiếp tục sụp đổ vào trong cho tới khi các nguyên tử tại đó chống lại sự co thêm của lõi. Lúc này, toàn bộ hạt nhân các nguyên tử trở thành một khối liên kết chặt chẽ, tạo ra một bề mặt rắn đặc. Thông thường, khối các hạt nhân bị nén chặt này sẽ tồn tại như một sao nơtron, nhưng nếu lõi ngôi sao đủ nặng, nó sẽ tiếp tục suy sụp và tạo ra một lỗ đen.
Trong khi đó, lớp vỏ khí rơi vào tâm với một tốc độ không tưởng, va chạm mạnh vào bề mặt rắn đặc của lõi, rồi bật trở lại trong đợt sóng xung kích khủng khiếp, và cuối cùng kết thúc bằng vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ.