Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học từ Argentina, Mỹ, Canada và Úc vừa báo cáo về việc phát hiện ra 8 hộp sọ và 3 mảnh xương cùng với chân sau của con rắn phấn Najash rionegrina.
Hóa thạch của loài rắn từng có chân được tìm thấy ở tỉnh Rio Negro của Argentina. Tuổi của chúng là khoảng 90 triệu năm.
Kết quả nghiên cứu đã tiết lộ nhiều sự thực thú vị, các nhà khoa học đã cố gắng khôi phục chuỗi thay đổi tiến hóa đã biến thằn lằn thành rắn.
Họ phát hiện những thay đổi chính yếu là kéo dài thân thể, rụng mất chân và xuất hiện hộp sọ linh hoạt, cho thấy sự thích nghi của động vật có xương sống với điều kiện sống và dinh dưỡng cụ thể.
Mời quý vị xem video: Cách săn mồi của loài rắn độc nhất thế giới
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xây dựng được mô hình ba chiều của hộp sọ rắn Najash rionegrina và nghiên cứu nó rất chi tiết. Theo một trong các tác giả nghiên cứu, hộp sọ linh hoạt giúp rắn nuốt được con mồi lớn.
Dữ liệu rắn Najash rionegrina cho thấy rắn dần dần phát triển từ thằn lằn.
Dữ liệu mới thu được trong quá trình nghiên cứu cũng cho phép các nhà khoa học xây dựng cây phả hệ tiến hóa loài rắn, dựa trên khám phá thực tế là trong giai đoạn 70 triệu năm phát triển đầu tiên, loài rắn từng có các chân sau không lớn, nhưng hình dạng hoàn hảo.
Michael Lee từ Đại học Flinder, một tác giả khác của nghiên cứu cho biết, những con rắn nguyên thủy có đôi chân nhỏ này không chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp. Cơ thể hoàn hảo của chúng tồn tại trong nhiều triệu năm và cho phép chúng tồn tại ở môi trường trên cạn cũng như dưới nước.