Ngày 6/8 vừa qua, một nhóm cá thể cá cóc sần đặc biệt quý hiếm đang sinh sống ở độ cao 700m so với mực nước biển đã được phát hiện tại khu vực rừng nguyên sinh núi Hem nằm trên địa bàn của xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.Ảnh: Internet.
Đây là loài lưỡng cư đặc biệt quý hiếm, thuộc nhóm A nằm trong Sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam và thế giới.
Cá cóc sần từng được ghi nhận tại vùng núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Gần đây chúng mới phát hiện ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ. Việc tiếp tục phát hiện cá cóc sần tại huyện miền núi Thanh Sơn (cách vị trí trước đó 30km) đã mở rộng địa bàn phân bố của loài động vật náy ở Việt Nam, một tín hiệu vui với các nhà khoa học. Cá cóc sần thuộc bộ ếch nhái có đuôi, hình dạng bên ngoài giống thằn lằn, dài khoáng 15cm.
Điểm đặc trưng để phân biệt cá cóc sần với các loài cá cóc khác là da lưng, sườn và vùng dưới cằm có những nốt sần nhỏ, bụng có những nếp nhăn chạy ngang rất rõ, đầu ngón chân, tay, riềm dưới đuôi có màu cam...
Cá cóc sần thường sống ở các vực nước nhỏ, tĩnh, các ao, vũng, dưới các tảng đá hay cây gỗ mục. Có nhiều bùn và thảm thực vật mục trong rừng
Thức ăn của chúng là các loài giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Mỗi lần đẻ từ 30 đến 60 trứng.
Loài hiếm gặp, có thể nuôi làm cảnh, đôi khi cá cóc sần bị săn bắt để làm thuốc ở các khu vực miền núi. Cá cóc chính là loài động vật đã giúp các nhà khoa học quốc tế tìm ra nguyên lý tế bào gốc được áp dụng rất hiệu quả trong y học.
Ngày 6/8 vừa qua, một nhóm cá thể cá cóc sần đặc biệt quý hiếm đang sinh sống ở độ cao 700m so với mực nước biển đã được phát hiện tại khu vực rừng nguyên sinh núi Hem nằm trên địa bàn của xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.Ảnh: Internet.
Đây là loài lưỡng cư đặc biệt quý hiếm, thuộc nhóm A nằm trong Sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam và thế giới.
Cá cóc sần từng được ghi nhận tại vùng núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Gần đây chúng mới phát hiện ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ.
Việc tiếp tục phát hiện cá cóc sần tại huyện miền núi Thanh Sơn (cách vị trí trước đó 30km) đã mở rộng địa bàn phân bố của loài động vật náy ở Việt Nam, một tín hiệu vui với các nhà khoa học.
Cá cóc sần thuộc bộ ếch nhái có đuôi, hình dạng bên ngoài giống thằn lằn, dài khoáng 15cm.
Điểm đặc trưng để phân biệt cá cóc sần với các loài cá cóc khác là da lưng, sườn và vùng dưới cằm có những nốt sần nhỏ, bụng có những nếp nhăn chạy ngang rất rõ, đầu ngón chân, tay, riềm dưới đuôi có màu cam...
Cá cóc sần thường sống ở các vực nước nhỏ, tĩnh, các ao, vũng, dưới các tảng đá hay cây gỗ mục. Có nhiều bùn và thảm thực vật mục trong rừng
Thức ăn của chúng là các loài giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Mỗi lần đẻ từ 30 đến 60 trứng.
Loài hiếm gặp, có thể nuôi làm cảnh, đôi khi cá cóc sần bị săn bắt để làm thuốc ở các khu vực miền núi.
Cá cóc chính là loài động vật đã giúp các nhà khoa học quốc tế tìm ra nguyên lý tế bào gốc được áp dụng rất hiệu quả trong y học.