Với việc sống thọ tới 400 tuổi, cá mập Greenland (tên khoa học Somniosus microcephalus) là một trong những loài động vật có xương sống sống thọ nhất thế giới. Trong những năm qua, giới khoa học nỗ lực giải mã bí quyết giúp cá mập Greenland sống thọ như vậy. Ảnh: Wikimedia Commons (CC BY-SA 4.0).Một nghiên cứu mới công bố đã làm sáng tỏ bí ẩn này. Các chuyên gia quốc tế đã lập bản đồ hệ gene của cá mập Greenland. Ảnh: Doug Perrine / Alamy Stock Photo.Theo kết quả nghiên cứu, khả năng tự sửa chữa ADN của cá mập Greenland có thể lý giải tuổi thọ ấn tượng của chúng. Ảnh: WaterFrame/Alamy.Steve Hoffmann, nhà sinh vật học vi tính kiêm trưởng nhóm nghiên cứu ở Viện Lão hóa Leibniz, cho hay lập bản đồ bộ gene của cá mập Greenland là một bước cốt lõi để hiểu rõ cơ chế phân tử của lão hóa ở loài vật có tuổi thọ cao này. Ảnh: Takuji Noda.Giáo sư Arne Sahm, tác giả đầu tiên của bài báo, cho hay kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra khả năng tự sửa chữa ADN của cá mập Greenland có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp loài này sống thọ. Ảnh: Robin Chittenden/Alamy.Cá mập Greenland có bộ gene khổng lồ gồm 6,5 tỷ cặp base trong khi con người có khoảng 3 tỷ cặp base. Các chuyên gia còn cho hay loài dương xỉ nhỏ bé có bộ gene lớn nhất lên tới 160 tỷ cặp base. Ảnh: NOAA Ocean Explorer: NOAA Ship Okeanos Explorer: Northeast U.S.Đến nay, cá mập Greenland có bộ gene lớn nhất trong số những hệ gene cá mập được giới khoa học giải trình tự tính đến nay. Bộ gene của chúng khủng như vậy chủ yếu do tồn tại những yếu tố lặp và tự nhân bản thường xuyên. Ảnh: sharkwater.Các yếu tố chuyển vị có thể đổi chỗ như vậy, đôi khi gọi là gene nhảy hay gene vị kỷ, thường được coi như ký sinh. Chúng chiếm hơn 70% bộ gene của cá mập Greenland. Ảnh: fishfocus.Theo các nhà nghiên cứu, gene nhảy thực sự có thể đã góp phần giúp cá mập Greenland sống tới hàng trăm tuổi. Đôi khi, các gene phù hợp hơn về mặt chức năng có thể tận dụng cỗ máy phân tử mã hóa bởi gene đổi chỗ để nhân lên. Nhiều gene được sao chép tham gia vào sửa chữa tổn thương ADN. Ảnh: sharkangels.Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một sự biến đổi đặc biệt ở protein p53. Protein này đột biến ở khoảng 1/2 ca ung thư ở người và đóng vai trò quan trọng trong tuổi thọ của nhiều loài. Ảnh: sharkangels.Mời độc giả xem video: Cá mập ở Mỹ có hành vi bất thường vì... “nghiện ma túy”.
Với việc sống thọ tới 400 tuổi, cá mập Greenland (tên khoa học Somniosus microcephalus) là một trong những loài động vật có xương sống sống thọ nhất thế giới. Trong những năm qua, giới khoa học nỗ lực giải mã bí quyết giúp cá mập Greenland sống thọ như vậy. Ảnh: Wikimedia Commons (CC BY-SA 4.0).
Một nghiên cứu mới công bố đã làm sáng tỏ bí ẩn này. Các chuyên gia quốc tế đã lập bản đồ hệ gene của cá mập Greenland. Ảnh: Doug Perrine / Alamy Stock Photo.
Theo kết quả nghiên cứu, khả năng tự sửa chữa ADN của cá mập Greenland có thể lý giải tuổi thọ ấn tượng của chúng. Ảnh: WaterFrame/Alamy.
Steve Hoffmann, nhà sinh vật học vi tính kiêm trưởng nhóm nghiên cứu ở Viện Lão hóa Leibniz, cho hay lập bản đồ bộ gene của cá mập Greenland là một bước cốt lõi để hiểu rõ cơ chế phân tử của lão hóa ở loài vật có tuổi thọ cao này. Ảnh: Takuji Noda.
Giáo sư Arne Sahm, tác giả đầu tiên của bài báo, cho hay kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra khả năng tự sửa chữa ADN của cá mập Greenland có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp loài này sống thọ. Ảnh: Robin Chittenden/Alamy.
Cá mập Greenland có bộ gene khổng lồ gồm 6,5 tỷ cặp base trong khi con người có khoảng 3 tỷ cặp base. Các chuyên gia còn cho hay loài dương xỉ nhỏ bé có bộ gene lớn nhất lên tới 160 tỷ cặp base. Ảnh: NOAA Ocean Explorer: NOAA Ship Okeanos Explorer: Northeast U.S.
Đến nay, cá mập Greenland có bộ gene lớn nhất trong số những hệ gene cá mập được giới khoa học giải trình tự tính đến nay. Bộ gene của chúng khủng như vậy chủ yếu do tồn tại những yếu tố lặp và tự nhân bản thường xuyên. Ảnh: sharkwater.
Các yếu tố chuyển vị có thể đổi chỗ như vậy, đôi khi gọi là gene nhảy hay gene vị kỷ, thường được coi như ký sinh. Chúng chiếm hơn 70% bộ gene của cá mập Greenland. Ảnh: fishfocus.
Theo các nhà nghiên cứu, gene nhảy thực sự có thể đã góp phần giúp cá mập Greenland sống tới hàng trăm tuổi. Đôi khi, các gene phù hợp hơn về mặt chức năng có thể tận dụng cỗ máy phân tử mã hóa bởi gene đổi chỗ để nhân lên. Nhiều gene được sao chép tham gia vào sửa chữa tổn thương ADN. Ảnh: sharkangels.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một sự biến đổi đặc biệt ở protein p53. Protein này đột biến ở khoảng 1/2 ca ung thư ở người và đóng vai trò quan trọng trong tuổi thọ của nhiều loài. Ảnh: sharkangels.
Mời độc giả xem video: Cá mập ở Mỹ có hành vi bất thường vì... “nghiện ma túy”.