Loài cá mập mới này sống cách đây khoảng 324 triệu năm, được tìm thấy trong phiến đá Fayetteville ở bang Arkansas, Mỹ, có niên đại lên tới 326 triệu năm.Loài cá này được phân loại vào nhóm sinh vật trỗi dậy từ "thế giới chết chóc", tái xuất hiện và chiếm lĩnh các hốc sinh thái sau sự tuyệt chủng của kỷ Devon.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chụp CT và tái tạo lại mẫu vật bằng kỹ thuật số để mô tả chi tiết từng mảnh sụn nhỏ. Kết quả cho thấy loài cá này có cấu trúc giải phẫu kỳ lạ, khác biệt hoàn toàn so với các loài cá mập hiện đại. Nó có những đặc điểm giống cá mập nhưng cũng có mảnh sụn dài tạo thành nắp mang, một đặc điểm chỉ thấy ở cá chuột ngày nay.Điều này góp phần giải thích nguồn gốc và sự phát triển của các nhóm cá mập và cá chuột ngày nay. Nghiên cứu về loài cá mập mới này đánh dấu một bước tiến mới trong việc hiểu biết về sự tiến hóa của loài cá mập và các nhóm sinh vật liên quan.Cách đây không lâu., các nhà khoa học cũng phát hiện một loài "cá mập ma" khổng lồ ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan. Nó có cái đầu lớn, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông. Các chuyên gia đặt tên loài cá này là Chimaera supapae. Đây là loài cá sụn thuộc họ cá lâu đời nhất còn sống hiện nay: Chimaeriformes. Nó là họ hàng xa của cá mập và cá đuối.Ông David Ebert từ Trung tâm nghiên cứu cá mập Thái Bình Dương của Đại học bang San Jose (bang California, Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu, cho hay loài "cá mập ma" Chimaera thường sống ở sườn lục địa và các rặng núi đại dương ở biển sâu.Sống ở độ sâu dưới 500m, những con "cá mập ma" Chimaera ẩn nấp trong vùng nước tối, ăn các động vật sống ở đáy như động vật giáp xác, động vật thân mềm và giun.Việc phát hiện những loài mới như Chimaera cho thấy, chúng ta biết rất ít về môi trường biển và còn bao điều thú vị cần khám phá.Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.
Loài cá mập mới này sống cách đây khoảng 324 triệu năm, được tìm thấy trong phiến đá Fayetteville ở bang Arkansas, Mỹ, có niên đại lên tới 326 triệu năm.
Loài cá này được phân loại vào nhóm sinh vật trỗi dậy từ "thế giới chết chóc", tái xuất hiện và chiếm lĩnh các hốc sinh thái sau sự tuyệt chủng của kỷ Devon.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chụp CT và tái tạo lại mẫu vật bằng kỹ thuật số để mô tả chi tiết từng mảnh sụn nhỏ. Kết quả cho thấy loài cá này có cấu trúc giải phẫu kỳ lạ, khác biệt hoàn toàn so với các loài cá mập hiện đại. Nó có những đặc điểm giống cá mập nhưng cũng có mảnh sụn dài tạo thành nắp mang, một đặc điểm chỉ thấy ở cá chuột ngày nay.
Điều này góp phần giải thích nguồn gốc và sự phát triển của các nhóm cá mập và cá chuột ngày nay. Nghiên cứu về loài cá mập mới này đánh dấu một bước tiến mới trong việc hiểu biết về sự tiến hóa của loài cá mập và các nhóm sinh vật liên quan.
Cách đây không lâu., các nhà khoa học cũng phát hiện một loài "cá mập ma" khổng lồ ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan. Nó có cái đầu lớn, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông. Các chuyên gia đặt tên loài cá này là Chimaera supapae. Đây là loài cá sụn thuộc họ cá lâu đời nhất còn sống hiện nay: Chimaeriformes. Nó là họ hàng xa của cá mập và cá đuối.
Ông David Ebert từ Trung tâm nghiên cứu cá mập Thái Bình Dương của Đại học bang San Jose (bang California, Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu, cho hay loài "cá mập ma" Chimaera thường sống ở sườn lục địa và các rặng núi đại dương ở biển sâu.
Sống ở độ sâu dưới 500m, những con "cá mập ma" Chimaera ẩn nấp trong vùng nước tối, ăn các động vật sống ở đáy như động vật giáp xác, động vật thân mềm và giun.
Việc phát hiện những loài mới như Chimaera cho thấy, chúng ta biết rất ít về môi trường biển và còn bao điều thú vị cần khám phá.
Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.