Các thủy thủ Nam Đảo cổ đại (Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Phi) đã bắt đầu chinh phục các đại dương trên thế giới vào khoảng 6.000 năm trước và cuối cùng họ đã định cư ở các vùng lãnh thổ từ Madagascar đến Đảo Phục Sinh.Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ làm thế nào mà các thủy thủ cổ đại lại thành công trong việc định hướng với khoảng cách và không gian lớn như vậy. Tuy nhiên, một hiện tượng ánh sáng bí ẩn được gọi là Te Lapa có thể đã giúp họ xác định đúng phương hướng.Tạm dịch là “sự chớp sáng” hoặc “thứ gì đó nhấp nháy”, Te Lapa được mô tả là một xung ánh sáng nhấp nháy phát ra từ các hòn đảo, nhưng khoa học hầu như chưa thể giải thích được hiệu ứng này.Hiệu ứng kỳ lạ lần đầu tiên được đề cập trong văn học phương Tây vào đầu những năm 1970 khi một cuốn sách có tên " We, the Navigators" nêu bật các phương pháp điều hướng của người bản địa và phá vỡ ý tưởng cho rằng những người dân đảo Thái Bình Dương cổ đại chỉ đơn giản là trôi dạt vô định và đến những vùng đất mới hoàn toàn là do tình cờ.Năm 1993, nhà nhân chủng học Marianne George trở thành một trong những người phương Tây đầu tiên bắt gặp Te Lapa sau khi di chuyển tới quần đảo Solomon. Tại đây, bà gặp tộc trưởng Koloso Kahia Kaveia. Kaveia mô tả Te Lapa là các đường thẳng giống tia chớp hoặc ánh đèn pin chớp tắt cực nhanh.Theo George, đặc điểm khiến Te Lapa không giống các chớp sáng khác trên biển là nó phát ra từ đất liền, do đó, thủy thủ quan sát biết có thể đi theo hướng của nó để tìm thấy đất liền.Te Lapa chỉ có thể nhìn thấy từ khoảng cách 193 km trên biển. Đối với Kaveia, phần lớn đảo trong quần đảo của ông ở cách nhau chưa đến 161 km, vì vậy ánh sáng Te Lapa nằm trong số những nguồn định hướng đáng tin cậy nhất."Nếu ai đó thực sự muốn tìm hiểu về Te Lapa, họ có thể triển khai nhiều camera nhạy sáng công nghệ cao và cảm biến sóng cồn để ghi lại hiện tượng, nghiên cứu các điều kiện và nguyên nhân gây ra nó, nơi ánh sáng bắt nguồn và tại sao nó phát ra từ đất liền", George chia sẻ.Giải thích về hiện tượng, Kaveia cho rằng chớp sáng có thể xuất hiện do sóng cồn khi cơn sóng xô vào hòn đảo gần đó và hình thành đỉnh sóng. Các giả thuyết khác cho rằng ánh sáng Te Lapa là hiện tượng phát quang sinh học của sinh vật phù du ở biển. Bằng cách nào đó, chúng hoạt động nhịp nhàng tạo thành những đường ánh sáng thẳng nhấp nháy.Dù chưa thể lý giải hiện tượng, George kết luận "nếu có thể tiến hành nghiên cứu khoa học chi tiết và tập trung vào Te Lapa, chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn về ánh sáng, sóng, quần đảo, đại dương và động vật biển, cũng như khả năng của con người trong việc tận dụng trực tiếp những hiện tượng tự nhiên để đạt mục đích".Mời quý độc giả xem video: Những bí ẩn dưới đáy đại dương chưa từng được tiết lộ. Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.
Các thủy thủ Nam Đảo cổ đại (Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Phi) đã bắt đầu chinh phục các đại dương trên thế giới vào khoảng 6.000 năm trước và cuối cùng họ đã định cư ở các vùng lãnh thổ từ Madagascar đến Đảo Phục Sinh.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ làm thế nào mà các thủy thủ cổ đại lại thành công trong việc định hướng với khoảng cách và không gian lớn như vậy. Tuy nhiên, một hiện tượng ánh sáng bí ẩn được gọi là Te Lapa có thể đã giúp họ xác định đúng phương hướng.
Tạm dịch là “sự chớp sáng” hoặc “thứ gì đó nhấp nháy”, Te Lapa được mô tả là một xung ánh sáng nhấp nháy phát ra từ các hòn đảo, nhưng khoa học hầu như chưa thể giải thích được hiệu ứng này.
Hiệu ứng kỳ lạ lần đầu tiên được đề cập trong văn học phương Tây vào đầu những năm 1970 khi một cuốn sách có tên " We, the Navigators" nêu bật các phương pháp điều hướng của người bản địa và phá vỡ ý tưởng cho rằng những người dân đảo Thái Bình Dương cổ đại chỉ đơn giản là trôi dạt vô định và đến những vùng đất mới hoàn toàn là do tình cờ.
Năm 1993, nhà nhân chủng học Marianne George trở thành một trong những người phương Tây đầu tiên bắt gặp Te Lapa sau khi di chuyển tới quần đảo Solomon. Tại đây, bà gặp tộc trưởng Koloso Kahia Kaveia. Kaveia mô tả Te Lapa là các đường thẳng giống tia chớp hoặc ánh đèn pin chớp tắt cực nhanh.
Theo George, đặc điểm khiến Te Lapa không giống các chớp sáng khác trên biển là nó phát ra từ đất liền, do đó, thủy thủ quan sát biết có thể đi theo hướng của nó để tìm thấy đất liền.
Te Lapa chỉ có thể nhìn thấy từ khoảng cách 193 km trên biển. Đối với Kaveia, phần lớn đảo trong quần đảo của ông ở cách nhau chưa đến 161 km, vì vậy ánh sáng Te Lapa nằm trong số những nguồn định hướng đáng tin cậy nhất.
"Nếu ai đó thực sự muốn tìm hiểu về Te Lapa, họ có thể triển khai nhiều camera nhạy sáng công nghệ cao và cảm biến sóng cồn để ghi lại hiện tượng, nghiên cứu các điều kiện và nguyên nhân gây ra nó, nơi ánh sáng bắt nguồn và tại sao nó phát ra từ đất liền", George chia sẻ.
Giải thích về hiện tượng, Kaveia cho rằng chớp sáng có thể xuất hiện do sóng cồn khi cơn sóng xô vào hòn đảo gần đó và hình thành đỉnh sóng. Các giả thuyết khác cho rằng ánh sáng Te Lapa là hiện tượng phát quang sinh học của sinh vật phù du ở biển. Bằng cách nào đó, chúng hoạt động nhịp nhàng tạo thành những đường ánh sáng thẳng nhấp nháy.
Dù chưa thể lý giải hiện tượng, George kết luận "nếu có thể tiến hành nghiên cứu khoa học chi tiết và tập trung vào Te Lapa, chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn về ánh sáng, sóng, quần đảo, đại dương và động vật biển, cũng như khả năng của con người trong việc tận dụng trực tiếp những hiện tượng tự nhiên để đạt mục đích".
Mời quý độc giả xem video: Những bí ẩn dưới đáy đại dương chưa từng được tiết lộ. Nguồn: Tri thức & Cuộc sống.