Hóa thạch " quái ngư" 250 triệu tuổi này này gồm những đốt sống được bảo quản tốt của một con ichthyosaur, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long", có niên đại chỉ 2 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp (Permi).Đây là hóa thạch của ngư long hoàn hảo nhất từ trước tới nay với cơ thể đã tiến hóa đầy đủ các đặc trưng của giống loài, với thân hình thon dài, đầu tương đối nhỏ, mõm dài, tứ chi hình chân chèo và đuôi giống đuôi cá heo.Ichthyosaur là bất kỳ thành viên nào của nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng. Hầu hết chúng đều rất giống với cá heo về ngoại hình và thói quen.Họ hàng xa của thằn lằn và rắn (lepidosaurs) là những loài bò sát thủy sinh chuyên biệt nhất, nhưng ichthyosaurs không phải là khủng long .Ichthyosaurs có sự phân bố địa lý rất rộng, và các di tích hóa thạch của chúng trải dài gần như toàn bộ Kỷ nguyên Mesozoi (251 triệu đến 65,5 triệu năm trước); nhưng chúng phong phú và đa dạng nhất trong kỷ Trias và kỷ Jura (251 triệu đến 145,5 triệu năm trước).Theo lý thuyết của giáo trình cổ sinh vật học, các ngư long phải xuất hiện rất lâu sau sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp.Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp xảy ra từ 252 triệu năm trước, tàn phá hệ sinh thái biển và mở đường cho cái gọi là "Thời đại Khủng long", với những con khủng long sơ khai nhất ra đời vài chục triệu năm sau đó trong kỷ Tam Điệp.Nếu may mắn tìm được một loài tiền thân của ngư long 250 triệu tuổi, lẽ ra đó phải là một sinh vật còn mang đặc điểm chủ yếu của bò sát trên cạn và sống lưỡng cư, bởi 2 triệu năm là quá ngắn cho một sự thay đổi hoàn toàn.Thế nhưng hóa thạch "quái ngư" 250 triệu tuổi này lại là một con ngư long hoàn hảo, điều giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng dòng họ quái vật biển này đã bắt đầu tiến hóa từ rất lâu trước đại tuyệt chủng và vẫn sống sót sau sự kiện.Phát hiện mới đầy bất ngờ này buộc giới cổ sinh vật học phải sửa đổi giáo trình liên quan đến ngư long.Cách đây không lâu, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Randy Irmis từ Đại học Utah (Mỹ) đã tìm thấy hàng loạt hóa thạch ngư long tại Công viên bang Berlin-Ichthyosaur, điều có thể giúp lý giải về "nghĩa địa quái vật" nổi tiếng ở nơi đây.Khu vực này ngày xưa từng là một vùng biển nhiệt đới và các bộ xương nhỏ của cá thể non, và cả những hóa thạch được xác định là phôi thai, cho thấy đây rất có thể là một nhà bảo sanh cổ đại.>>>Xem thêm video: Khai quật quái vật ăn thịt kỷ Jura xuất hiện từ dòng dõi “ma”.
Hóa thạch " quái ngư" 250 triệu tuổi này này gồm những đốt sống được bảo quản tốt của một con ichthyosaur, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long", có niên đại chỉ 2 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp (Permi).
Đây là hóa thạch của ngư long hoàn hảo nhất từ trước tới nay với cơ thể đã tiến hóa đầy đủ các đặc trưng của giống loài, với thân hình thon dài, đầu tương đối nhỏ, mõm dài, tứ chi hình chân chèo và đuôi giống đuôi cá heo.
Ichthyosaur là bất kỳ thành viên nào của nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng. Hầu hết chúng đều rất giống với cá heo về ngoại hình và thói quen.
Họ hàng xa của thằn lằn và rắn (lepidosaurs) là những loài bò sát thủy sinh chuyên biệt nhất, nhưng ichthyosaurs không phải là khủng long .
Ichthyosaurs có sự phân bố địa lý rất rộng, và các di tích hóa thạch của chúng trải dài gần như toàn bộ Kỷ nguyên Mesozoi (251 triệu đến 65,5 triệu năm trước); nhưng chúng phong phú và đa dạng nhất trong kỷ Trias và kỷ Jura (251 triệu đến 145,5 triệu năm trước).
Theo lý thuyết của giáo trình cổ sinh vật học, các ngư long phải xuất hiện rất lâu sau sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp.
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp xảy ra từ 252 triệu năm trước, tàn phá hệ sinh thái biển và mở đường cho cái gọi là "Thời đại Khủng long", với những con khủng long sơ khai nhất ra đời vài chục triệu năm sau đó trong kỷ Tam Điệp.
Nếu may mắn tìm được một loài tiền thân của ngư long 250 triệu tuổi, lẽ ra đó phải là một sinh vật còn mang đặc điểm chủ yếu của bò sát trên cạn và sống lưỡng cư, bởi 2 triệu năm là quá ngắn cho một sự thay đổi hoàn toàn.
Thế nhưng hóa thạch "quái ngư" 250 triệu tuổi này lại là một con ngư long hoàn hảo, điều giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng dòng họ quái vật biển này đã bắt đầu tiến hóa từ rất lâu trước đại tuyệt chủng và vẫn sống sót sau sự kiện.
Phát hiện mới đầy bất ngờ này buộc giới cổ sinh vật học phải sửa đổi giáo trình liên quan đến ngư long.
Cách đây không lâu, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Randy Irmis từ Đại học Utah (Mỹ) đã tìm thấy hàng loạt hóa thạch ngư long tại Công viên bang Berlin-Ichthyosaur, điều có thể giúp lý giải về "nghĩa địa quái vật" nổi tiếng ở nơi đây.
Khu vực này ngày xưa từng là một vùng biển nhiệt đới và các bộ xương nhỏ của cá thể non, và cả những hóa thạch được xác định là phôi thai, cho thấy đây rất có thể là một nhà bảo sanh cổ đại.