Những ngày giữa tháng 8/2020, Lạc Dân Hy và nhóm bạn thuộc Khoa Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có buổi họp bàn với mong muốn áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.Quá trình thử nghiệm tại phòng lab của trường, cả nhóm sử dụng chính những hộp cơm được vứt trong thùng rác của lab để tạo ra những viên gạch. Viên gạch đầu tiên "ra lò" không đáp ứng được kì vọng của các thành viên trong nhóm. Gạch không chắc, có thể dùng tay bẻ vỡ.Tuy vậy cả nhóm không nản lòng mà tiếp tục cố gắng nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm đã tìm được "tỷ lệ vàng" là xi măng và nhựa loại polystyrene với tỷ lệ 50 - 50. Mẫu gạch hiện tại đã đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009). Ngoài việc đạt tiêu chuẩn M50, mỗi loại gạch cũng được nhóm đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau như gạch ốp tường hướng tới tính cách âm và cách nhiệt.Ngoài nghiên cứu về thành phần cấu tạo, nhóm sinh viên cũng đã đi tham khảo hình dáng, hoa văn của các mẫu gạch lục giác, hình chữ nhật, hình vuông,… Để đáp ứng tính thẩm mĩ, gạch cũng sẽ được sơn các màu sắc khác nhau. Mới đây, dự án giành được giải nhì cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa" do UNESCO tổ chức.Việc tái chế rác thải khó phân hủy như nhựa, nilon, vỏ hộp xốp,... đã trở thành chủ đề được quan tâm trên khắp thế giới. Trước đó, các bạn trẻ CLB Les Pas Verts (Những bước chân xanh) đã biến chúng thành những viên gạch sinh thái có thể sử dụng để xây chậu hoa, bật thang, bức tường, bàn ghế…Eco-brick là sự kết hợp giữa hai từ: “Eco” (sinh thái) và “Brick” (vật liệu xây dựng: gạch). Những viên gạch sinh thái là những chai nhựa được làm cứng bằng các loại rác khó phân hủy.Chúng gồm hai phần chính: vỏ chai nhựa và các rác thải nhựa không có khả năng tái chế đến từ sinh hoạt hàng ngày như vỏ bim-bim, bao bì đóng gói nhựa, ống hút, hay những túi nylon đã qua sử dụng…Vỏ chai sẽ được nhồi chặt bằng các rác thải nêu trên. Khi chúng trở nên cứng và chắc chắn, chúng hoàn toàn có khả năng thay thế cho gạch xây dựng trong các công trình ở đời sống thường ngày như nhà cửa, bàn ghế, bồn hoa…Vừa giải quyết tối ưu vấn đề rác thải nhựa, vừa thay thế cho cách sản xuất gạch gây ô nhiễm, Ecobricks thực sự là liều thuốc “2 trong 1” thần kì cho căn bệnh ô nhiễm rác thải nhựa của môi trường hiện nay.Sau khi biến rác thải thành gạch sinh thái, các bạn trẻ này sẽ đến các tiệm cà phê, trường học ngoại thành… để xây dựng và lắp đặt chúng thành bàn ghế, kệ sách, chậu hoa và thậm chí là những bức tường nhà hoàn toàn kiên cố và chắc chắn.Tuy còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ở các quốc gia khác, Ecobricks đã trở thành một phương pháp khá phổ biến để tái sử dụng rác thải nhựaTìm những vật liệu nhựa mềm để nhồi vào chai như: túi nilon, ống hút, hộp xốp, vỏ bánh kẹo, vỏ bọc bao bì. Đừng quên làm sạch và làm khô chúng trước khi cho vào chai nhựa.Vật chất hữu cơ như giấy, đường, lá cây có thể phân hủy bên trong chai nhựa, khiến viên gạch dễ bị hỏng. Còn kim loại hay thủy tinh đều có thể được tái chế, không gây hại đến môi trường nên không cho vào chiếc chai nhựa.Hãy nhồi thật chặt chai bằng những món đồ bạn tìm kiếm được. Nhớ dùng cả chiếc đũa thần để đảm bảo chai được nhồi khít. Sau khi hoàn thành tác phẩm, hãy thử cân lại viên gạch của mình. Cân nặng nhẹ nhất của 1 viên gạch nên là khối lượng của chai khi đầy chất lỏng nhân với 0,35. Ví dụ, một chai thể tích 500ml, sẽ nặng khoảng 200g sau khi thành gạch.Ecobricks tại Việt Nam là một dự án phi lợi nhuận do các thành viên trong Les Pas Verts (CLB Môi trường, thuộc Tổ chức tình nguyện Water Wise Vietnam) thành lập với mong muốn tái chế các sản phẩm từ nhựa, túi nilon đã qua sử dụng.
Những ngày giữa tháng 8/2020, Lạc Dân Hy và nhóm bạn thuộc Khoa Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có buổi họp bàn với mong muốn áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Quá trình thử nghiệm tại phòng lab của trường, cả nhóm sử dụng chính những hộp cơm được vứt trong thùng rác của lab để tạo ra những viên gạch. Viên gạch đầu tiên "ra lò" không đáp ứng được kì vọng của các thành viên trong nhóm. Gạch không chắc, có thể dùng tay bẻ vỡ.
Tuy vậy cả nhóm không nản lòng mà tiếp tục cố gắng nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm đã tìm được "tỷ lệ vàng" là xi măng và nhựa loại polystyrene với tỷ lệ 50 - 50. Mẫu gạch hiện tại đã đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009). Ngoài việc đạt tiêu chuẩn M50, mỗi loại gạch cũng được nhóm đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau như gạch ốp tường hướng tới tính cách âm và cách nhiệt.
Ngoài nghiên cứu về thành phần cấu tạo, nhóm sinh viên cũng đã đi tham khảo hình dáng, hoa văn của các mẫu gạch lục giác, hình chữ nhật, hình vuông,… Để đáp ứng tính thẩm mĩ, gạch cũng sẽ được sơn các màu sắc khác nhau. Mới đây, dự án giành được giải nhì cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa" do UNESCO tổ chức.
Việc tái chế rác thải khó phân hủy như nhựa, nilon, vỏ hộp xốp,... đã trở thành chủ đề được quan tâm trên khắp thế giới. Trước đó, các bạn trẻ CLB Les Pas Verts (Những bước chân xanh) đã biến chúng thành những viên gạch sinh thái có thể sử dụng để xây chậu hoa, bật thang, bức tường, bàn ghế…
Eco-brick là sự kết hợp giữa hai từ: “Eco” (sinh thái) và “Brick” (vật liệu xây dựng: gạch). Những viên gạch sinh thái là những chai nhựa được làm cứng bằng các loại rác khó phân hủy.
Chúng gồm hai phần chính: vỏ chai nhựa và các rác thải nhựa không có khả năng tái chế đến từ sinh hoạt hàng ngày như vỏ bim-bim, bao bì đóng gói nhựa, ống hút, hay những túi nylon đã qua sử dụng…
Vỏ chai sẽ được nhồi chặt bằng các rác thải nêu trên. Khi chúng trở nên cứng và chắc chắn, chúng hoàn toàn có khả năng thay thế cho gạch xây dựng trong các công trình ở đời sống thường ngày như nhà cửa, bàn ghế, bồn hoa…
Vừa giải quyết tối ưu vấn đề rác thải nhựa, vừa thay thế cho cách sản xuất gạch gây ô nhiễm, Ecobricks thực sự là liều thuốc “2 trong 1” thần kì cho căn bệnh ô nhiễm rác thải nhựa của môi trường hiện nay.
Sau khi biến rác thải thành gạch sinh thái, các bạn trẻ này sẽ đến các tiệm cà phê, trường học ngoại thành… để xây dựng và lắp đặt chúng thành bàn ghế, kệ sách, chậu hoa và thậm chí là những bức tường nhà hoàn toàn kiên cố và chắc chắn.
Tuy còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ở các quốc gia khác, Ecobricks đã trở thành một phương pháp khá phổ biến để tái sử dụng rác thải nhựa
Tìm những vật liệu nhựa mềm để nhồi vào chai như: túi nilon, ống hút, hộp xốp, vỏ bánh kẹo, vỏ bọc bao bì. Đừng quên làm sạch và làm khô chúng trước khi cho vào chai nhựa.
Vật chất hữu cơ như giấy, đường, lá cây có thể phân hủy bên trong chai nhựa, khiến viên gạch dễ bị hỏng. Còn kim loại hay thủy tinh đều có thể được tái chế, không gây hại đến môi trường nên không cho vào chiếc chai nhựa.
Hãy nhồi thật chặt chai bằng những món đồ bạn tìm kiếm được. Nhớ dùng cả chiếc đũa thần để đảm bảo chai được nhồi khít. Sau khi hoàn thành tác phẩm, hãy thử cân lại viên gạch của mình. Cân nặng nhẹ nhất của 1 viên gạch nên là khối lượng của chai khi đầy chất lỏng nhân với 0,35. Ví dụ, một chai thể tích 500ml, sẽ nặng khoảng 200g sau khi thành gạch.
Ecobricks tại Việt Nam là một dự án phi lợi nhuận do các thành viên trong Les Pas Verts (CLB Môi trường, thuộc Tổ chức tình nguyện Water Wise Vietnam) thành lập với mong muốn tái chế các sản phẩm từ nhựa, túi nilon đã qua sử dụng.