Chiều ngày 18/12, fanpage có tích xanh của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (J-League) bỗng dưng biến thành một fanpage livestream bán hàng của người Việt.Phần bảng tin của trang trong ngày 18/12 đăng hơn 10 video livestream bán hàng của người Việt, với đủ các loại hàng hóa từ quần áo, thực phẩm tới mỹ phẩm. Các video này đều có hàng trăm lượt cảm xúc, bình luận.Trang Facebook nói trên là một trong 4 kênh mạng xã hội chính thức, được đăng tải trên trang web của J.League. Trang Facebook có tên "J.League (Japan Professional Football League)/Jリーグ" đổi ảnh đại diện thành ảnh của một thanh niên vào khoảng 15h ngày 18/12. Các bình luận cho bức ảnh này đều bằng tiếng Việt.Bất ngờ là đã có rất nhiều người để lại số điện thoại và đủ loại kích cỡ quần áo trong phần bình luận để mua hàng trong livestream.Không lâu sau, trang fanpage đã bị rao bán công khai với giá 35 triệu đồng có đầy đủ quyền hạn và dấu "tích xanh".Trước đó, trang fanpage của Branislav Ivanovic (cựu cầu thủ của CLB bóng đá Chelsea) cũng đã biến thành trang fanpage bán hàng của người Việt ngày 30/7.Người giữ tài khoản này sau đó còn phát video thách thức ai đủ khả năng cứ lấy lại tài khoản. Nhân vật chính của buổi livestream cũng tuyên bố sẽ chặn tất cả tài khoản có yêu cầu tương tự. Cảnh nền của video livestream có dòng chữ "Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Dịch vụ Hoàng Gia".Fanpage tích xanh liên tục chạy quảng cáo và phát các video livestream bán các sản phẩm như kính mắt, đồng hồ.Tiếp sau đó, các hacker Việt cũng không ngại ngần hack luôn Facebook tick xanh của chính trị gia người Nigeria.Chính trị gia Abiola Adeyemi Ajimobi đã mất hơn 1 năm do dịch Covid-19 nhưng các hacker vẫn ngang nhiên sử dụng nó để livestream gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.Trang cá nhân của Mazen Alrays - nhà báo nổi tiếng tại Quata đã bị hacker đổi ava, bán đủ loại món hàng từ quần áo, giày dép đến kính mắt.Các hacker thường nhắm đến Facebook có tick xanh vì nó đã được xác thực, dễ dàng livestream và có độ phủ sóng, hiển thị trên News Feed nhiều hơn so với các tài khoản thông thường.
Chiều ngày 18/12, fanpage có tích xanh của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (J-League) bỗng dưng biến thành một fanpage livestream bán hàng của người Việt.
Phần bảng tin của trang trong ngày 18/12 đăng hơn 10 video livestream bán hàng của người Việt, với đủ các loại hàng hóa từ quần áo, thực phẩm tới mỹ phẩm. Các video này đều có hàng trăm lượt cảm xúc, bình luận.
Trang Facebook nói trên là một trong 4 kênh mạng xã hội chính thức, được đăng tải trên trang web của J.League. Trang Facebook có tên "J.League (Japan Professional Football League)/Jリーグ" đổi ảnh đại diện thành ảnh của một thanh niên vào khoảng 15h ngày 18/12. Các bình luận cho bức ảnh này đều bằng tiếng Việt.
Bất ngờ là đã có rất nhiều người để lại số điện thoại và đủ loại kích cỡ quần áo trong phần bình luận để mua hàng trong livestream.
Không lâu sau, trang fanpage đã bị rao bán công khai với giá 35 triệu đồng có đầy đủ quyền hạn và dấu "tích xanh".
Trước đó, trang fanpage của Branislav Ivanovic (cựu cầu thủ của CLB bóng đá Chelsea) cũng đã biến thành trang fanpage bán hàng của người Việt ngày 30/7.
Người giữ tài khoản này sau đó còn phát video thách thức ai đủ khả năng cứ lấy lại tài khoản. Nhân vật chính của buổi livestream cũng tuyên bố sẽ chặn tất cả tài khoản có yêu cầu tương tự. Cảnh nền của video livestream có dòng chữ "Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Dịch vụ Hoàng Gia".
Fanpage tích xanh liên tục chạy quảng cáo và phát các video livestream bán các sản phẩm như kính mắt, đồng hồ.
Tiếp sau đó, các hacker Việt cũng không ngại ngần hack luôn Facebook tick xanh của chính trị gia người Nigeria.
Chính trị gia Abiola Adeyemi Ajimobi đã mất hơn 1 năm do dịch Covid-19 nhưng các hacker vẫn ngang nhiên sử dụng nó để livestream gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.
Trang cá nhân của Mazen Alrays - nhà báo nổi tiếng tại Quata đã bị hacker đổi ava, bán đủ loại món hàng từ quần áo, giày dép đến kính mắt.
Các hacker thường nhắm đến Facebook có tick xanh vì nó đã được xác thực, dễ dàng livestream và có độ phủ sóng, hiển thị trên News Feed nhiều hơn so với các tài khoản thông thường.