Người hàng xóm Latonda Harvey đã ghi lại cảnh tượng nổi da gà và chia sẻ trên Facebook. Chủ nhân của con " quái thú" này, Devin Jones-White, đã trèo lên mái nhà để đưa con vật xuống, nhưng sau nhiều cố gắng không thành công, anh ôm nó và kéo xuống đất.Con trăn tên Juliet đã trốn thoát khỏi lồng do chủ nhân quên khóa cửa, và đây là lần đầu tiên trong 8 năm nó thoát khỏi chuồng. Juliet thường ăn thịt thỏ đông lạnh và không có ý định tấn công người, sống hòa mình với gia đình Jones-White. Lý do khiến nó lên mái nhà là sợ một con chó sủa ở dưới.Trăn lưới có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt.Chiều dài cơ thể của trăn lưới có thể lên đến 9,75 mét dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng).Giống như các loại trăn khác, trăn lưới không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn lưới đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.Trong thời gian gần đây, trăn lưới trở thành một vật nuôi thịnh hành và nguyên nhân là do nỗ lực của những người nuôi trăn trong việc chọn lọc ra những nòi trăn mang các đặc điểm biến dị độc đáo, điển hình như các nòi "bạch tạng".Trăn lưới không phải là vật nuôi quá hung dữ và nguy hiểm, những người nuôi tốt nhất phải có kinh nghiệm trong việc quản lý các con vật to lớn và khỏe như vậy để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả người nuôi lẫn trăn. Việc tương tác cũng như vẻ đẹp của trăn đã giành được cảm tình đáng kể, tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn cho rằng tính khí, tâm trạng của trăn lưới khó đoán trước được.Bản thân trăn lưới không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi. Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng, nhiều khi vết cắn quá lớn đến mức buộc phải khâu lại.Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.
Người hàng xóm Latonda Harvey đã ghi lại cảnh tượng nổi da gà và chia sẻ trên Facebook. Chủ nhân của con " quái thú" này, Devin Jones-White, đã trèo lên mái nhà để đưa con vật xuống, nhưng sau nhiều cố gắng không thành công, anh ôm nó và kéo xuống đất.
Con trăn tên Juliet đã trốn thoát khỏi lồng do chủ nhân quên khóa cửa, và đây là lần đầu tiên trong 8 năm nó thoát khỏi chuồng. Juliet thường ăn thịt thỏ đông lạnh và không có ý định tấn công người, sống hòa mình với gia đình Jones-White. Lý do khiến nó lên mái nhà là sợ một con chó sủa ở dưới.
Trăn lưới có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt.
Chiều dài cơ thể của trăn lưới có thể lên đến 9,75 mét dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng).
Giống như các loại trăn khác, trăn lưới không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn lưới đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.
Trong thời gian gần đây, trăn lưới trở thành một vật nuôi thịnh hành và nguyên nhân là do nỗ lực của những người nuôi trăn trong việc chọn lọc ra những nòi trăn mang các đặc điểm biến dị độc đáo, điển hình như các nòi "bạch tạng".
Trăn lưới không phải là vật nuôi quá hung dữ và nguy hiểm, những người nuôi tốt nhất phải có kinh nghiệm trong việc quản lý các con vật to lớn và khỏe như vậy để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả người nuôi lẫn trăn. Việc tương tác cũng như vẻ đẹp của trăn đã giành được cảm tình đáng kể, tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn cho rằng tính khí, tâm trạng của trăn lưới khó đoán trước được.
Bản thân trăn lưới không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi. Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng, nhiều khi vết cắn quá lớn đến mức buộc phải khâu lại.