Có ít nhất 15 loài chim sẻ Darwin, được đặt tên như vậy vì sự đa dạng của chúng đã giúp nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Darwin tìm ra thuyết tiến hóa của mình bằng cách chọn lọc tự nhiên.Các nhà khoa học vừa phát hiện ra lí do chim sẻ Darwin tiến hóa để trở thành một kẻ chuyên hút máu những loài chim khác lớn hơn.Những con chim sẻ hút máu được tìm thấy ở Galápagos, một quần đảo núi lửa ngoài khơi Ecuador, cách đất liền khoảng 1.000 km. Sự cô lập của khu vực này vô tình biến Galápagos trở thành một thiên đường đa dạng sinh thái.Bằng một cách nào đó, nếu một sinh vật đến được quần đảo Galápagos, chúng phải học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây nếu không muốn bị tuyệt chủng.Dựa theo các bằng chứng tiến hóa, các nhà sinh vật học cho biết tại một thời điểm nào đó cách đây khoảng 500.000 năm, đảo Wolf và Darwin đã chào đón một làn sóng di cư của một loạt các loài chim bao gồm vịt biển Nazca, vịt biển chân đỏ và cả chim sẻ.Là một loài chim nhỏ sống trong môi trường thức ăn khan hiếm, ban đầu, chim sẻ trên hai hòn đảo này đã tiến hóa để ăn các ký sinh trùng có trong lông và trên da vịt biển. Nhưng vô tình thay, việc dùng một chiếc mỏ nhọn mổ trên da vịt biển đã tạo ra những vết thương rỉ máu. Tại một thời điểm nào đó, những con chim sẻ đã bắt đầu biết ăn máu của vịt biển, và từ đó, chúng cảm thấy bản thân thích hợp với nguồn thực phẩm này.Đó là lúc những con sẻ ăn ký sinh trùng tiến hóa thành sẻ hút máu. Chúng thậm chí dần dần học được cách đục thủng da vịt biển hiệu quả, nhắm vào những lỗ chân lông non. Tiến hóa một lần nữa ủng hộ chúng bằng cách biển đổi mỏ của sẻ hút máu trở nên nhọn và dài hơn, so với tất cả các loài sẻ anh em còn lại trên quần đảo Galápagos.Hệ tiêu hóa của sẻ hút máu cũng dần thay đổi theo chế độ ăn của chúng. Bên trong đường ruột của loài sinh vật này, các nhà khoa học tìm thấy những vi sinh vật sống trong một môi trường chuyên hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu tươi.Sẻ hút máu ở quần đảo Galápagos đã tiến hóa một cách hoàn hảo để trở thành một sinh vật ký sinh. Điều đó có nghĩa là mặc dù hút máu vịt biển để sống, chúng chỉ tạo ra các vết thương nhỏ mà không ảnh hưởng đến tính mạng của những con vịt biển.Sẻ hút máu biết vịt biển là vật chủ của chúng, nếu vật chủ chết, chúng cũng có thể sẽ chết vì không còn nguồn thức ăn. Do đó, những con chim sẻ này không bao giờ gây ra vết thương lớn trên người vịt biển, hoặc khiến chúng bị nhiễm trùng và chết.
Có ít nhất 15 loài chim sẻ Darwin, được đặt tên như vậy vì sự đa dạng của chúng đã giúp nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Darwin tìm ra thuyết tiến hóa của mình bằng cách chọn lọc tự nhiên.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra lí do chim sẻ Darwin tiến hóa để trở thành một kẻ chuyên hút máu những loài chim khác lớn hơn.
Những con chim sẻ hút máu được tìm thấy ở Galápagos, một quần đảo núi lửa ngoài khơi Ecuador, cách đất liền khoảng 1.000 km. Sự cô lập của khu vực này vô tình biến Galápagos trở thành một thiên đường đa dạng sinh thái.
Bằng một cách nào đó, nếu một sinh vật đến được quần đảo Galápagos, chúng phải học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây nếu không muốn bị tuyệt chủng.
Dựa theo các bằng chứng tiến hóa, các nhà sinh vật học cho biết tại một thời điểm nào đó cách đây khoảng 500.000 năm, đảo Wolf và Darwin đã chào đón một làn sóng di cư của một loạt các loài chim bao gồm vịt biển Nazca, vịt biển chân đỏ và cả chim sẻ.
Là một loài chim nhỏ sống trong môi trường thức ăn khan hiếm, ban đầu, chim sẻ trên hai hòn đảo này đã tiến hóa để ăn các ký sinh trùng có trong lông và trên da vịt biển.
Nhưng vô tình thay, việc dùng một chiếc mỏ nhọn mổ trên da vịt biển đã tạo ra những vết thương rỉ máu. Tại một thời điểm nào đó, những con chim sẻ đã bắt đầu biết ăn máu của vịt biển, và từ đó, chúng cảm thấy bản thân thích hợp với nguồn thực phẩm này.
Đó là lúc những con sẻ ăn ký sinh trùng tiến hóa thành sẻ hút máu. Chúng thậm chí dần dần học được cách đục thủng da vịt biển hiệu quả, nhắm vào những lỗ chân lông non. Tiến hóa một lần nữa ủng hộ chúng bằng cách biển đổi mỏ của sẻ hút máu trở nên nhọn và dài hơn, so với tất cả các loài sẻ anh em còn lại trên quần đảo Galápagos.
Hệ tiêu hóa của sẻ hút máu cũng dần thay đổi theo chế độ ăn của chúng. Bên trong đường ruột của loài sinh vật này, các nhà khoa học tìm thấy những vi sinh vật sống trong một môi trường chuyên hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu tươi.
Sẻ hút máu ở quần đảo Galápagos đã tiến hóa một cách hoàn hảo để trở thành một sinh vật ký sinh. Điều đó có nghĩa là mặc dù hút máu vịt biển để sống, chúng chỉ tạo ra các vết thương nhỏ mà không ảnh hưởng đến tính mạng của những con vịt biển.
Sẻ hút máu biết vịt biển là vật chủ của chúng, nếu vật chủ chết, chúng cũng có thể sẽ chết vì không còn nguồn thức ăn. Do đó, những con chim sẻ này không bao giờ gây ra vết thương lớn trên người vịt biển, hoặc khiến chúng bị nhiễm trùng và chết.