Trải nghiệm cận tử (Near-death experiences-NDE) được các nhà khoa học định nghĩa là những trải nghiệm của những trường hợp đã tắt thở, ngưng tim và rơi vào một trạng thái chết lâm sàng sau đó sống lại.Sau khi hồi phục sức khỏe, những trường hợp có trải nghiệm cận tử đã kể lại những điều đã trải qua như cảm nhận được linh hồn rời khỏi thể xác, tới thiên đường, nhìn thấy ánh sáng chói lòa hay người thân đã mất... trong một thời gian ngắn.Điều này khiến nhiều người tò mò về trải nghiệm cận tử. Gần đây, các nhà khoa học đã tổ chức một sự kiện cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để trải nghiệm "thoát xác". Sự kiện này là một phần trong Melbourne Now - lễ hội văn hóa được tổ chức ở Melbourne, Australia.Khi sử dụng công nghệ VR để con người có thể trải nghiệm cận tử, người tham gia sẽ trải qua quá trình mô phỏng sự sống dần dần chấm dứt, từ ngừng tim đến chết não.Theo đó, người tham gia sẽ được đề nghi nằm lên một giường bệnh rồi được gắn máy đo nhịp tim. Trải nghiệm này không đơn giản nên luôn có nhân viên đứng bên cạnh để có thể dừng trải nghiệm cận tử bất cứ lúc nào nếu người tham gia không thể chịu đựng được.Một người ở Melbourne đã trải nghiệm cận tử và có những chia sẻ bất ngờ. Người này cho hay cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi trải nghiệm "hồn lìa khỏi xác"."Khi nằm xuống giường bệnh giả, bạn bắt đầu “chết dần”. Các bác sĩ sẽ đứng xung quanh. Bạn có thể nhìn thấy bản thân (vì đang đeo kính VR) và nhìn thấy các bác sĩ đang cố cứu sống mình nhưng không được. Tiếp đến, bạn sẽ cảm nhận được như trôi nổi trong không trung, nhìn thấy những người đang đứng trong phòng, cứ thế trôi mãi…”, một người tham gia trải nghiệm cận tử cho biết.Trong khi đó, một vài người khác cảm thấy hứng thú vì muốn biết cảm giác "thoát xác" như thế nào.Tuy nhiên, một số khác cho rằng trải nghiệm cận tử không tốt cho tâm lý vì họ sẽ phải đối diện với sự sợ hãi khi đứng trước lằn ranh sự sống - cái chết.Mời quý độc giả xem video: Vụ thai phụ suýt chết sau phá thai ở TP.HCM: Đình chỉ phòng khám. Nguồn: THĐT1.
Trải nghiệm cận tử (Near-death experiences-NDE) được các nhà khoa học định nghĩa là những trải nghiệm của những trường hợp đã tắt thở, ngưng tim và rơi vào một trạng thái chết lâm sàng sau đó sống lại.
Sau khi hồi phục sức khỏe, những trường hợp có trải nghiệm cận tử đã kể lại những điều đã trải qua như cảm nhận được linh hồn rời khỏi thể xác, tới thiên đường, nhìn thấy ánh sáng chói lòa hay người thân đã mất... trong một thời gian ngắn.
Điều này khiến nhiều người tò mò về trải nghiệm cận tử. Gần đây, các nhà khoa học đã tổ chức một sự kiện cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để trải nghiệm "thoát xác". Sự kiện này là một phần trong Melbourne Now - lễ hội văn hóa được tổ chức ở Melbourne, Australia.
Khi sử dụng công nghệ VR để con người có thể trải nghiệm cận tử, người tham gia sẽ trải qua quá trình mô phỏng sự sống dần dần chấm dứt, từ ngừng tim đến chết não.
Theo đó, người tham gia sẽ được đề nghi nằm lên một giường bệnh rồi được gắn máy đo nhịp tim. Trải nghiệm này không đơn giản nên luôn có nhân viên đứng bên cạnh để có thể dừng trải nghiệm cận tử bất cứ lúc nào nếu người tham gia không thể chịu đựng được.
Một người ở Melbourne đã trải nghiệm cận tử và có những chia sẻ bất ngờ. Người này cho hay cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi trải nghiệm "hồn lìa khỏi xác".
"Khi nằm xuống giường bệnh giả, bạn bắt đầu “chết dần”. Các bác sĩ sẽ đứng xung quanh. Bạn có thể nhìn thấy bản thân (vì đang đeo kính VR) và nhìn thấy các bác sĩ đang cố cứu sống mình nhưng không được. Tiếp đến, bạn sẽ cảm nhận được như trôi nổi trong không trung, nhìn thấy những người đang đứng trong phòng, cứ thế trôi mãi…”, một người tham gia trải nghiệm cận tử cho biết.
Trong khi đó, một vài người khác cảm thấy hứng thú vì muốn biết cảm giác "thoát xác" như thế nào.
Tuy nhiên, một số khác cho rằng trải nghiệm cận tử không tốt cho tâm lý vì họ sẽ phải đối diện với sự sợ hãi khi đứng trước lằn ranh sự sống - cái chết.
Mời quý độc giả xem video: Vụ thai phụ suýt chết sau phá thai ở TP.HCM: Đình chỉ phòng khám. Nguồn: THĐT1.