Một trong những loài động vật quý hiếm bậc nhất thế giới là voọc đầu trắng hay còn gọi voọc Cát Bà (tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus). Đây là loài linh trưởng đặc hữu chỉ còn tồn tại duy nhất trên quần đảo với vùng lõi là Vườn quốc gia Cát Bà và phân bố khắp các khu vực trên vịnh Lan Hạ. Ảnh: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà.Voọc đầu trắng nằm trong danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Ảnh: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà.Các cá thể voọc Cát Bà sinh sống tại những nơi có độ cao khoảng 100 - 150m so với mực nước biển, trong những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. Ảnh: TTXVN.Voọc đầu trắng thường sống theo đàn. Mỗi đàn thường có khoảng 10 - 20 cá thể và do cá thể đực làm con đầu đàn. Ảnh: TTXVN.Đặc điểm nổi bật của loài voọc Cát Bà là khi trưởng thành, phần đầu và vai của con đực có lông màu trắng nhạt, thỉnh thoảng là màu vàng non. Ảnh: TTXVN.Trong khi đó, cá thể voọc Cát Bà cái có lông màu thẫm hơn con đực. Con cái rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nền bộ lông màu đen tuyền. Ảnh: TTXVN.Vào năm 2000, số lượng voọc Cát Bà chỉ còn khoảng 40 cá thể với nguyên nhân chủ yếu là do vấn nạn săn bắt. Sau đó, giới chức trách và các chuyên gia đã thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn loài voọc quý hiếm này. Ảnh: TTXVN.Trong hơn 6 tháng đầu năm 2024, 15 cá thể voọc Cát Bà con được sinh ra. Nhờ đó, số lượng voọc Cát Bà hiện là hơn 90 con. Đây là số lượng cao nhất trong khoảng 100 năm qua. Ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Một trong những loài động vật quý hiếm bậc nhất thế giới là voọc đầu trắng hay còn gọi voọc Cát Bà (tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus). Đây là loài linh trưởng đặc hữu chỉ còn tồn tại duy nhất trên quần đảo với vùng lõi là Vườn quốc gia Cát Bà và phân bố khắp các khu vực trên vịnh Lan Hạ. Ảnh: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà.
Voọc đầu trắng nằm trong danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Ảnh: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà.
Các cá thể voọc Cát Bà sinh sống tại những nơi có độ cao khoảng 100 - 150m so với mực nước biển, trong những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. Ảnh: TTXVN.
Voọc đầu trắng thường sống theo đàn. Mỗi đàn thường có khoảng 10 - 20 cá thể và do cá thể đực làm con đầu đàn. Ảnh: TTXVN.
Đặc điểm nổi bật của loài voọc Cát Bà là khi trưởng thành, phần đầu và vai của con đực có lông màu trắng nhạt, thỉnh thoảng là màu vàng non. Ảnh: TTXVN.
Trong khi đó, cá thể voọc Cát Bà cái có lông màu thẫm hơn con đực. Con cái rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nền bộ lông màu đen tuyền. Ảnh: TTXVN.
Vào năm 2000, số lượng voọc Cát Bà chỉ còn khoảng 40 cá thể với nguyên nhân chủ yếu là do vấn nạn săn bắt. Sau đó, giới chức trách và các chuyên gia đã thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn loài voọc quý hiếm này. Ảnh: TTXVN.
Trong hơn 6 tháng đầu năm 2024, 15 cá thể voọc Cát Bà con được sinh ra. Nhờ đó, số lượng voọc Cát Bà hiện là hơn 90 con. Đây là số lượng cao nhất trong khoảng 100 năm qua. Ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.