Đống sắt bị kẻ trộm mộ bỏ qua nhưng chuyên gia quả quyết: Bảo kiếm lạ

Google News

Phát hiện này đã gây chấn động và 'soán ngôi' thanh kiếm thời Tần!

Dong sat bi ke trom mo bo qua nhung chuyen gia qua quyet: Bao kiem la

Năm 1990, tại Trung Quốc xảy ra một vụ trộm mộ quy mô lớn. Những kẻ trộm mộ đã phát hiện ra một ngôi mộ lớn ở nước Quắc cổ đại (một nước chư hầu của nhà Chu) và lấy trộm một số lượng lớn đồ tùy táng.

Sau cuộc khai quật ban đầu của đội khảo cổ, một cảnh tượng kinh hoàng đã hiện ra trước mắt: Ngôi mộ cổ bị phá hủy và gần như trống trơn. Do những kẻ trộm mộ chỉ quan tâm đến việc cướp phá nên đã phá hoại nghiêm trọng ngôi mộ cổ, nhiều di vật quý bị tổn thất nghiêm trọng.

Các nhà khảo cổ học khi đó cũng không đặt nhiều hy vọng. Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia không ngờ tới là họ đã phát hiện một ngôi mộ mới không sâu bên dưới hố trộm. Các di vật văn hóa bên trong cũng được bảo quản tốt. Có lẽ do quá vội mà những kẻ trộm này đã bỏ qua.

Dong sat bi ke trom mo bo qua nhung chuyen gia qua quyet: Bao kiem la-Hinh-2

Và chính trong ngôi mộ bị bỏ quên, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một thanh kiếm sắt có cán ngọc. Di vật này khi mới phát hiện không có gì nổi bật. Nó giống như một cục sắt gỉ sét, nếu để bên ngoài, nhiều người sẽ coi nó như một đống sắt vụn vô giá trị.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học rất tinh tường và nhận ra đây là một di vật văn hóa nên lập tức mang về nghiên cứu.

Ngày nay, các sản phẩm bằng sắt không phải là hiếm, tuy nhiên chiếc kiếm sắt cán ngọc này có tuổi đời hàng nghìn năm và là dấu tích của thời Tây Chu. Trong thời cổ đại, sở hữu một thanh kiếm là điều vô cùng thiêng liêng.

Do công nghệ cổ đại hạn chế nên hầu hết những thanh kiếm đầu tiên đều rất ngắn. Thanh kiếm cán ngọc mới được tìm thấy này đã cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu của các sử gia nói riêng và các nhà khoa học nói chung.

Dong sat bi ke trom mo bo qua nhung chuyen gia qua quyet: Bao kiem la-Hinh-3
Có thể khẳng định, giá trị lịch sử của thanh kiếm sắt cán ngọc là rất lớn. Bởi nó cho thấy người xưa luyện sắt rất điêu luyện vào thời Tây Chu. Trước khi thanh kiếm sắt cán ngọc này được phát hiện, thanh kiếm sớm nhất được biết đến là kiếm sắt cán đồng của nhà Tần. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định kiếm cán ngọc xuất hiện trước kiếm nhà Tần tới 200 năm.
Vì vậy, thanh kiếm sắt cán ngọc không chỉ đơn thuần là một thanh kiếm cổ mà còn đại diện cho trình độ tiên tiến sớm nhất của kỹ thuật sản xuất vũ khí ở Trung Quốc cổ đại.
Sau này, món bảo vật được các chuyên gia gọi là "thanh kiếm đầu tiên ở Trung Quốc". Nó đại diện cho sự xuất hiện của thời đại đồ sắt của quốc gia này. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho việc đồ sắt thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhà Thương và nhà Chu.
Theo Thuy Anh/ Phapluatbandoc

>> xem thêm

Bình luận(0)