Trương Bá Câu (1898 - 1982) là một trong "Tứ đại thiếu gia của Trung Hoa Dân Quốc" sống vào đầu thế kỷ 20. Xuất thân trong một gia đình danh giá, giàu có, chú ruột từng là trọng thần thời cuối nhà Thanh, Trương Bá Câu có cuộc sống sung túc. Khác với nhiều người, ông có sở thích sưu tầm cổ vật, văn vật, thư pháp, bao gồm các bức tranh cũ.Với sở thích này, Trương Bá Câu đã dốc gần như toàn bộ tài sản để sưu tầm đồ cổ dân gian, di vật văn hóa. Theo ước tính, ông đã sưu tầm được hơn 100 bức tranh và tác phẩm thư pháp.Một trong những bảo vật quý giá mà ông Trương sưu tầm được là bức tranh "Du xuân đồ" vẽ cảnh các quý tộc đang vui chơi trên núi của họa sĩ Triển Tử Kiền. Để mua bức tranh này, ông đã bán mảnh đất rộng 15 mẫu (một mẫu tương đương khoảng 667 m2). Sau khi bán đất để mua tranh, ông gần như cạn kiệt tài sản.Triển Tử Kiền được đánh giá là một trong những viên ngọc quý của hội họa phong cảnh Trung Quốc. Các chuyên gia nghệ thuật đánh giá "Du xuân đồ" là bức tranh phong cảnh Trung Quốc cổ nhất trên thế giới và là bức tranh cuộn sớm nhất ở nước này.Do sở hữu "Du xuân đồ" nên Trương Bá Câu được mệnh danh là "Bậc thầy du xuân". Trương Bá Câu yêu thích bức tranh này và càng trân trọng hơn khi biết đây là tác phẩm nguồn gốc thời nhà Tùy là bức sơn thủy lâu đời nhất còn tồn tại, mang ý nghĩa quan trọng với lịch sử hội họa Trung Quốc.Dù là người thích sưu tầm nghệ thuật nhưng Trương Bá Câu không muốn giữ làm của riêng. 6 năm sau khi mua lại bức tranh trên, ông đã trao tặng nó cho Bảo tàng Cố Cung. Ngoài ra, ông cũng tặng nhiều hiện vật quý giá khác.Nhờ đó, nhiều cổ vật, di tích văn hóa được Trương Bá Câu dốc nhiều tiền bạc và tâm huyết sưu tầm hiện được trưng bày trong Bảo tàng Cố Cung để mọi người cùng có cơ hội ngắm nhìn, nghiên cứu. Hành động của Trương Bá Câu khiến mọi người ngưỡng mộ, kính trọng.Do đã dồn gần như toàn bộ tài sản vào sở thích sưu tầm nghệ thuật, cổ vật nên những năm cuối đời, Trương Bá Câu sống trong cảnh nghèo khó. Dù mắc bệnh nhưng ông không có tiền đi bệnh viện khám, điều trị. Cuối cùng, ông qua đời năm 1982.Mời độc giả xem video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp. Nguồn: VTV1.
Trương Bá Câu (1898 - 1982) là một trong "Tứ đại thiếu gia của Trung Hoa Dân Quốc" sống vào đầu thế kỷ 20. Xuất thân trong một gia đình danh giá, giàu có, chú ruột từng là trọng thần thời cuối nhà Thanh, Trương Bá Câu có cuộc sống sung túc. Khác với nhiều người, ông có sở thích sưu tầm cổ vật, văn vật, thư pháp, bao gồm các bức tranh cũ.
Với sở thích này, Trương Bá Câu đã dốc gần như toàn bộ tài sản để sưu tầm đồ cổ dân gian, di vật văn hóa. Theo ước tính, ông đã sưu tầm được hơn 100 bức tranh và tác phẩm thư pháp.
Một trong những bảo vật quý giá mà ông Trương sưu tầm được là bức tranh "Du xuân đồ" vẽ cảnh các quý tộc đang vui chơi trên núi của họa sĩ Triển Tử Kiền. Để mua bức tranh này, ông đã bán mảnh đất rộng 15 mẫu (một mẫu tương đương khoảng 667 m2). Sau khi bán đất để mua tranh, ông gần như cạn kiệt tài sản.
Triển Tử Kiền được đánh giá là một trong những viên ngọc quý của hội họa phong cảnh Trung Quốc. Các chuyên gia nghệ thuật đánh giá "Du xuân đồ" là bức tranh phong cảnh Trung Quốc cổ nhất trên thế giới và là bức tranh cuộn sớm nhất ở nước này.
Do sở hữu "Du xuân đồ" nên Trương Bá Câu được mệnh danh là "Bậc thầy du xuân". Trương Bá Câu yêu thích bức tranh này và càng trân trọng hơn khi biết đây là tác phẩm nguồn gốc thời nhà Tùy là bức sơn thủy lâu đời nhất còn tồn tại, mang ý nghĩa quan trọng với lịch sử hội họa Trung Quốc.
Dù là người thích sưu tầm nghệ thuật nhưng Trương Bá Câu không muốn giữ làm của riêng. 6 năm sau khi mua lại bức tranh trên, ông đã trao tặng nó cho Bảo tàng Cố Cung. Ngoài ra, ông cũng tặng nhiều hiện vật quý giá khác.
Nhờ đó, nhiều cổ vật, di tích văn hóa được Trương Bá Câu dốc nhiều tiền bạc và tâm huyết sưu tầm hiện được trưng bày trong Bảo tàng Cố Cung để mọi người cùng có cơ hội ngắm nhìn, nghiên cứu. Hành động của Trương Bá Câu khiến mọi người ngưỡng mộ, kính trọng.
Do đã dồn gần như toàn bộ tài sản vào sở thích sưu tầm nghệ thuật, cổ vật nên những năm cuối đời, Trương Bá Câu sống trong cảnh nghèo khó. Dù mắc bệnh nhưng ông không có tiền đi bệnh viện khám, điều trị. Cuối cùng, ông qua đời năm 1982.
Mời độc giả xem video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp. Nguồn: VTV1.