Antonov An-2 được coi là một tự hào của ngành hàng không Nga khi đây là chiếc máy bay duy nhất có thể bay giật lùi trên không. Ảnh: Airliner.Những chiếc An-2 đầu tiên được xuất xưởng vào năm 1947. Loại máy bay này có giá thành rất rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp, độ bền cao và đặc biệt là dễ điều khiển. Ảnh: Airliner.Gần như tất cả các phi công đều phải công nhận rằng đây là chiếc máy bay dễ điều khiển nhất mình từng sử dụng, được xuất xưởng tổng cộng hơn 60.000 chiếc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số rơi do lỗi kỹ thuật chỉ vỏn vẹn có 4%, một con số đáng nể với một loại máy bay được sử dụng trong cả ngành dân sự và quân sự. Ảnh: HTF.An-2 dễ bay đến nỗi tài liệu hướng dẫn sử dụng của chúng chỉ dày vỏn vẹn có 10 trang giấy A4 chủ yếu là hướng dẫn cách đọc thông số trên các loại đồng hồ hiển thị. Những thứ tưởng chừng như rất quan trọng là tốc độ an toàn để cất, hạ cánh và tốc độ hành trình ổn định lại hoàn toàn... không có. Ảnh: ER.Thậm chí, trong điều kiện thuận gió, chiếc An-2 này còn có thể bay trên không với vận tốc chỉ 30km/h mà vẫn không bị rơi do hai tầng cánh mang lại lực nâng lớn gấp nhiều lần các loại máy bay một tầng cánh khác. Một điều thú vị nữa mà các phi công có thể "nghịch" đó là làm cho chiếc máy bay bay lùi. Ảnh: Koogle.Ở điều kiện có gió ngược thổi khoảng 50km/h, các phi công có thể giảm tốc độ và tắt động cơ. Lúc này, chiếc máy bay sẽ trôi chậm dần (do gió ngược) như một chiếc tàu lượn, chờ đến khi vận tốc trôi của máy bay xuống dưới 10km/h họ sẽ bật động cơ nhưng đảo chiều quay, cho cánh quạt thổi gió về phía trước, chiếc máy bay sẽ lượn gió và bay lùi. Ảnh: Motaen.Chiếc máy bay bay giật lùi này cũng là chiếc máy bay dễ tính nhất đối với bộ phận mặt đất khi mà hướng dẫn sân bãi của nó chỉ vỏn vẹn có vài gạch đầu dòng, trong đó yêu cầu đường băng cất hạ cánh tối thiểu 200m và "trông có vẻ bằng phẳng" là đủ. Nói ngắn gọn chiếc máy bay này có thể hạ cánh ở bất cứ đâu "bằng phẳng" và đủ dài 200m. Ảnh: UT.Khoang trong của chiếc máy bay có thể chứa được khoảng 15 người chưa tính 2 phi công. Nhiều quốc gia trên thế giới và có cả Việt Nam vẫn đang sử dụng chiếc máy bay "từ thời đánh Pháp" trong việc huấn luyện bay, huấn luyện nhảy dù. Ảnh: Wikimedia.Có lẽ phải rất lâu nữa mới lại có một chiếc máy bay độc đáo và thú vị như An-2 ra đời. Từ giờ cho đến lúc đó, đây vẫn là chiếc máy bay dễ tính và dễ bay nhất trong ngành hàng không hiện đại. Ảnh: WPHD.
Antonov An-2 được coi là một tự hào của ngành hàng không Nga khi đây là chiếc máy bay duy nhất có thể bay giật lùi trên không. Ảnh: Airliner.
Những chiếc An-2 đầu tiên được xuất xưởng vào năm 1947. Loại máy bay này có giá thành rất rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp, độ bền cao và đặc biệt là dễ điều khiển. Ảnh: Airliner.
Gần như tất cả các phi công đều phải công nhận rằng đây là chiếc máy bay dễ điều khiển nhất mình từng sử dụng, được xuất xưởng tổng cộng hơn 60.000 chiếc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số rơi do lỗi kỹ thuật chỉ vỏn vẹn có 4%, một con số đáng nể với một loại máy bay được sử dụng trong cả ngành dân sự và quân sự. Ảnh: HTF.
An-2 dễ bay đến nỗi tài liệu hướng dẫn sử dụng của chúng chỉ dày vỏn vẹn có 10 trang giấy A4 chủ yếu là hướng dẫn cách đọc thông số trên các loại đồng hồ hiển thị. Những thứ tưởng chừng như rất quan trọng là tốc độ an toàn để cất, hạ cánh và tốc độ hành trình ổn định lại hoàn toàn... không có. Ảnh: ER.
Thậm chí, trong điều kiện thuận gió, chiếc An-2 này còn có thể bay trên không với vận tốc chỉ 30km/h mà vẫn không bị rơi do hai tầng cánh mang lại lực nâng lớn gấp nhiều lần các loại máy bay một tầng cánh khác. Một điều thú vị nữa mà các phi công có thể "nghịch" đó là làm cho chiếc máy bay bay lùi. Ảnh: Koogle.
Ở điều kiện có gió ngược thổi khoảng 50km/h, các phi công có thể giảm tốc độ và tắt động cơ. Lúc này, chiếc máy bay sẽ trôi chậm dần (do gió ngược) như một chiếc tàu lượn, chờ đến khi vận tốc trôi của máy bay xuống dưới 10km/h họ sẽ bật động cơ nhưng đảo chiều quay, cho cánh quạt thổi gió về phía trước, chiếc máy bay sẽ lượn gió và bay lùi. Ảnh: Motaen.
Chiếc máy bay bay giật lùi này cũng là chiếc máy bay dễ tính nhất đối với bộ phận mặt đất khi mà hướng dẫn sân bãi của nó chỉ vỏn vẹn có vài gạch đầu dòng, trong đó yêu cầu đường băng cất hạ cánh tối thiểu 200m và "trông có vẻ bằng phẳng" là đủ. Nói ngắn gọn chiếc máy bay này có thể hạ cánh ở bất cứ đâu "bằng phẳng" và đủ dài 200m. Ảnh: UT.
Khoang trong của chiếc máy bay có thể chứa được khoảng 15 người chưa tính 2 phi công. Nhiều quốc gia trên thế giới và có cả Việt Nam vẫn đang sử dụng chiếc máy bay "từ thời đánh Pháp" trong việc huấn luyện bay, huấn luyện nhảy dù. Ảnh: Wikimedia.
Có lẽ phải rất lâu nữa mới lại có một chiếc máy bay độc đáo và thú vị như An-2 ra đời. Từ giờ cho đến lúc đó, đây vẫn là chiếc máy bay dễ tính và dễ bay nhất trong ngành hàng không hiện đại. Ảnh: WPHD.