Khi đang đi ngang một con suối nhỏ nằm cạnh làng, một người nông dân đã nhìn thấy một viên đá lạ lóe sáng ánh vàng. Sau khi lội xuống và nhặt lên xem, anh thấy nó có hình dạng vô cùng độc đáo.Viên đá có có hình bầu dục, hơi giống 1 hạt đậu khổng lồ. Xung quanh hòn đá bám đầy những hạt nhỏ lấp lánh ánh vàng. Nghĩ rằng mình nhặt được cục vàng lớn, anh chàng lập tức mang về nhà khoe với vợ.Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, họ quyết định hỏi ý kiến của một bô lão trong làng. Ông lão thấy hòn đá liền nói: "Hòn đá này là "Kim oa oa". Từ hồi ta còn bé đã nghe các cụ kể về sự xuất hiện của nó ở trong làng. Nhưng trước giờ chưa có ai tìm thấy nó, nghe nói, ai nhặt được nó sẽ gặp may đấy".Họ lại tiếp tục hỏi: "Vậy hòn đá này có phải là vàng không?". Ông lão gật đầu rồi nói: "Hàng trăm năm trước, ở gần đây có 1 mỏ vàng nhưng nay nó đã bị bỏ hoang. Hòn đá này có thể đến từ đó."Điều này đã khiến dân làng đổ xô ra con suối để tìm kiếm đá phủ đầy vàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện ở khắp nơi của nó đã khiến họ phân vân, nếu nhiều như vậy liệu nó còn đáng giá?Vì vậy họ đã mang đến chuyên gia để kiểm định. Sau khi xem xét, vị chuyên gia cho biết những hòn đá họ nhặt được không phải là vàng mà là một loại khoáng vật rẻ tiền.Nó là đá Pyrite hay còn gọi là đá vàng găm. Đá vàng găm là loại khoáng chất có màu vàng đồng với ánh kim loại sáng. Trong thời kỳ khai thác cũ, đá vàng găm đôi khi bị nhầm lẫn với vàng vì chúng thường xuyên đi với nhau trong các mỏ.Cái tên Pyrite xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Pyr” có nghĩa là lửa, bởi vì đá vàng găm thực sự phát ra tia lửa khi bị mài với sắt. Trên thực tế, nó đã được sử dụng để tạo ra lửa từ thời tiền sử.Thành phần hóa học thực sự của nó là sắt sulfua (FeS 2 ) và nó là khoáng chất sulfua phổ biến nhất. Vàng găm phổ biến đến mức nhiều nhà địa chất coi nó là một loại khoáng vật “rẻ tiền”.Pyrite có một biệt danh đã trở nên nổi tiếng - ” Vàng của kẻ ngốc “. Màu vàng, ánh kim loại và trọng lượng riêng cao của khoáng chất thường khiến những người khảo sát thiếu kinh nghiệm nhầm nó với vàng.Tuy nhiên, Pyrite thường được kết hợp với vàng . Hai khoáng chất thường hình thành cùng nhau, và trong một số mỏ, Pyrite chứa đủ vàng để đảm bảo khai thác.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng an ủi dân làng rằng dù là khoáng chất rẻ tiền nhưng đá vàng găm vẫn có giá trị sưu tầm như một món đồ đồ trang trí.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT
Khi đang đi ngang một con suối nhỏ nằm cạnh làng, một người nông dân đã nhìn thấy một viên đá lạ lóe sáng ánh vàng. Sau khi lội xuống và nhặt lên xem, anh thấy nó có hình dạng vô cùng độc đáo.
Viên đá có có hình bầu dục, hơi giống 1 hạt đậu khổng lồ. Xung quanh hòn đá bám đầy những hạt nhỏ lấp lánh ánh vàng. Nghĩ rằng mình nhặt được cục vàng lớn, anh chàng lập tức mang về nhà khoe với vợ.
Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, họ quyết định hỏi ý kiến của một bô lão trong làng. Ông lão thấy hòn đá liền nói: "Hòn đá này là "Kim oa oa". Từ hồi ta còn bé đã nghe các cụ kể về sự xuất hiện của nó ở trong làng. Nhưng trước giờ chưa có ai tìm thấy nó, nghe nói, ai nhặt được nó sẽ gặp may đấy".
Họ lại tiếp tục hỏi: "Vậy hòn đá này có phải là vàng không?". Ông lão gật đầu rồi nói: "Hàng trăm năm trước, ở gần đây có 1 mỏ vàng nhưng nay nó đã bị bỏ hoang. Hòn đá này có thể đến từ đó."
Điều này đã khiến dân làng đổ xô ra con suối để tìm kiếm đá phủ đầy vàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện ở khắp nơi của nó đã khiến họ phân vân, nếu nhiều như vậy liệu nó còn đáng giá?
Vì vậy họ đã mang đến chuyên gia để kiểm định. Sau khi xem xét, vị chuyên gia cho biết những hòn đá họ nhặt được không phải là vàng mà là một loại khoáng vật rẻ tiền.
Nó là đá Pyrite hay còn gọi là đá vàng găm. Đá vàng găm là loại khoáng chất có màu vàng đồng với ánh kim loại sáng. Trong thời kỳ khai thác cũ, đá vàng găm đôi khi bị nhầm lẫn với vàng vì chúng thường xuyên đi với nhau trong các mỏ.
Cái tên Pyrite xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Pyr” có nghĩa là lửa, bởi vì đá vàng găm thực sự phát ra tia lửa khi bị mài với sắt. Trên thực tế, nó đã được sử dụng để tạo ra lửa từ thời tiền sử.
Thành phần hóa học thực sự của nó là sắt sulfua (FeS 2 ) và nó là khoáng chất sulfua phổ biến nhất. Vàng găm phổ biến đến mức nhiều nhà địa chất coi nó là một loại khoáng vật “rẻ tiền”.
Pyrite có một biệt danh đã trở nên nổi tiếng - ” Vàng của kẻ ngốc “. Màu vàng, ánh kim loại và trọng lượng riêng cao của khoáng chất thường khiến những người khảo sát thiếu kinh nghiệm nhầm nó với vàng.
Tuy nhiên, Pyrite thường được kết hợp với vàng . Hai khoáng chất thường hình thành cùng nhau, và trong một số mỏ, Pyrite chứa đủ vàng để đảm bảo khai thác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng an ủi dân làng rằng dù là khoáng chất rẻ tiền nhưng đá vàng găm vẫn có giá trị sưu tầm như một món đồ đồ trang trí.