Những tuần qua, vụ việc một số vật dụng trong gia đình một người dân ở Long An đột nhiên bốc cháy thu hút sự quan tâm của mọi người. Cụ thể, vào lúc 11h ngày 2/7, ông Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1952), ngụ ấp Bàu Mua, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An trình báo, nhà của ông có nhiều nơi và các đồ vật như quần áo, mền, gối, bao bì nhựa tự nhiên phát cháy không rõ nguyên nhân. Ảnh: baogiaothong.Sau đó, Ủy ban Nhân dân thị xã Kiến Tường đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã đến nhà ông Nguyễn Văn Hoàng xác minh vụ việc. Ảnh: baogiaothong.Khi kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Hoàng, lực lượng chức năng không phát hiện có nguồn lửa gây cháy, thỉnh thoảng có những đốm lửa nhỏ phát ra, gây cháy đồ vật làm bằng vải, sợi… Đây không phải là lần đầu tiên nhà ông Nguyễn Văn Hoàng gặp tình huống bí ẩn này. Trước đó, các vật dụng trong nhà ông đột nhiên phát cháy 3 lần gồm các ngày: 15/11/2021, 11/4/2022, 26/5/2022. Ảnh minh họa.Vào ngày 8/8, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An cho biết qua kết quả khảo sát thực tế cũng như đối chiếu với tài liệu nghiên cứu địa chất, các chuyên gia đưa ra nhận định sơ bộ về nguyên nhân vụ đồ đạc tự nhiên phát cháy tại nhà dân ở thị xã Kiến Tường. Ảnh minh họa.Nguyên nhân khiến các vật dụng như mền, gói, bạt nhựa… trong nhà ông Nguyễn Văn Hoàng tự dưng bốc cháy có thể do trầm tích đầm lầy chứa nhiều Phosphor (P) bị oxy hóa gây cháy các vật liệu dễ cháy. Ảnh minh họa.Theo lý giải của các chuyên gia, khu vực Bàu Mua, xã Thạnh Hưng là khu Bàu nằm trong đơn vị trầm tích đầm lầy chứa nhiều tàn dư sinh vật trong quá trình lắng tụ. Các vật liệu hữu cơ lắng tụ bị khử hóa và hình thành các hợp chất khí Methane (CH4), Phosphine (PH3), Diphosphine (P2H4)... Ảnh minh họa.Trong quá trình cải tạo đất, thoát thủy, đất phát triển tạo thành kẽ nứt. Những điều này tạo điều kiện cho các hợp chất khí thoát lên mặt đất, tiếp xúc với không khí và bị oxid hóa do oxygene. Quá trình bị oxid hóa, dòng không khí mang Phosphor sẽ tạo ra làn ánh sáng. Ảnh minh họa.Do Phosphor trắng hút ẩm nên khi tiếp xúc với các vật liệu như như vải, mền, chiếu sẽ gây cháy. Ngay cả những vật liệu nhựa có hơi ẩm cao cũng có thể gây cháy trên bề mặt. Ảnh minh họa.Ông Nguyễn Minh Hải cho biết thêm thời gian chuyến khảo sát sau ngày xảy ra hiện tượng cháy khá lâu và từ ngày khảo sát đến nay chưa xảy ra vụ cháy tiếp theo. Do vậy, nhóm khảo sát chưa đo đạc không khí, lấy mẫu thực tế. Ảnh minh họa.Xuất phát từ tình hình này, Sở Khoa học và Công nghệ, nhóm chuyên gia tiếp tục phối hợp với cơ quan địa phương, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng theo dõi nhằm có đầy đủ cơ sở khoa học xác định nguyên nhân vụ vật dụng tự nhiên phát cháy. Khi có hiện tượng cháy tương tự xảy ra, các đơn vị sẽ đo đạc, lấy mẫu phân tích thành phần liên quan để có luận cứ khoa học chuẩn xác. Ảnh minh họa.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cháy lớn tại khu công nghiệp Phú Thị. Nguồn: THĐT1.
Những tuần qua, vụ việc một số vật dụng trong gia đình một người dân ở Long An đột nhiên bốc cháy thu hút sự quan tâm của mọi người. Cụ thể, vào lúc 11h ngày 2/7, ông Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1952), ngụ ấp Bàu Mua, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An trình báo, nhà của ông có nhiều nơi và các đồ vật như quần áo, mền, gối, bao bì nhựa tự nhiên phát cháy không rõ nguyên nhân. Ảnh: baogiaothong.
Sau đó, Ủy ban Nhân dân thị xã Kiến Tường đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã đến nhà ông Nguyễn Văn Hoàng xác minh vụ việc. Ảnh: baogiaothong.
Khi kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Hoàng, lực lượng chức năng không phát hiện có nguồn lửa gây cháy, thỉnh thoảng có những đốm lửa nhỏ phát ra, gây cháy đồ vật làm bằng vải, sợi… Đây không phải là lần đầu tiên nhà ông Nguyễn Văn Hoàng gặp tình huống bí ẩn này. Trước đó, các vật dụng trong nhà ông đột nhiên phát cháy 3 lần gồm các ngày: 15/11/2021, 11/4/2022, 26/5/2022. Ảnh minh họa.
Vào ngày 8/8, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An cho biết qua kết quả khảo sát thực tế cũng như đối chiếu với tài liệu nghiên cứu địa chất, các chuyên gia đưa ra nhận định sơ bộ về nguyên nhân vụ đồ đạc tự nhiên phát cháy tại nhà dân ở thị xã Kiến Tường. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân khiến các vật dụng như mền, gói, bạt nhựa… trong nhà ông Nguyễn Văn Hoàng tự dưng bốc cháy có thể do trầm tích đầm lầy chứa nhiều Phosphor (P) bị oxy hóa gây cháy các vật liệu dễ cháy. Ảnh minh họa.
Theo lý giải của các chuyên gia, khu vực Bàu Mua, xã Thạnh Hưng là khu Bàu nằm trong đơn vị trầm tích đầm lầy chứa nhiều tàn dư sinh vật trong quá trình lắng tụ. Các vật liệu hữu cơ lắng tụ bị khử hóa và hình thành các hợp chất khí Methane (CH4), Phosphine (PH3), Diphosphine (P2H4)... Ảnh minh họa.
Trong quá trình cải tạo đất, thoát thủy, đất phát triển tạo thành kẽ nứt. Những điều này tạo điều kiện cho các hợp chất khí thoát lên mặt đất, tiếp xúc với không khí và bị oxid hóa do oxygene. Quá trình bị oxid hóa, dòng không khí mang Phosphor sẽ tạo ra làn ánh sáng. Ảnh minh họa.
Do Phosphor trắng hút ẩm nên khi tiếp xúc với các vật liệu như như vải, mền, chiếu sẽ gây cháy. Ngay cả những vật liệu nhựa có hơi ẩm cao cũng có thể gây cháy trên bề mặt. Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Minh Hải cho biết thêm thời gian chuyến khảo sát sau ngày xảy ra hiện tượng cháy khá lâu và từ ngày khảo sát đến nay chưa xảy ra vụ cháy tiếp theo. Do vậy, nhóm khảo sát chưa đo đạc không khí, lấy mẫu thực tế. Ảnh minh họa.
Xuất phát từ tình hình này, Sở Khoa học và Công nghệ, nhóm chuyên gia tiếp tục phối hợp với cơ quan địa phương, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng theo dõi nhằm có đầy đủ cơ sở khoa học xác định nguyên nhân vụ vật dụng tự nhiên phát cháy. Khi có hiện tượng cháy tương tự xảy ra, các đơn vị sẽ đo đạc, lấy mẫu phân tích thành phần liên quan để có luận cứ khoa học chuẩn xác. Ảnh minh họa.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cháy lớn tại khu công nghiệp Phú Thị. Nguồn: THĐT1.