Chuột biển là một loài sinh vật kỳ lạ có tên khoa học là Aphrodita Aculeata. Tuy rằng có cái tên chuột biển nhưng loài này không phải là một loài động vật có xương sống, thực tế chuột biển là một loại sâu biển nhiều lông tơ. (Ảnh: Marlin)Chúng sống ở tầng đáy đại dương, ở độ sâu hơn 3000m, thường vùi mình trong cát, không thích di chuyển nhiều. Về phân bố, chuột biển được tìm thấy ở những vùng biển Bắc Đại Tây Dương, biển Bắc, các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. (Ảnh: Wikiwand)Mặc dù ngoại hình chẳng lấy gì làm xinh đẹp mỹ miều nhưng cái tên khoa học của chuột biển, Aphrodita aculeata lại được đặt theo tên của nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp của Hy Lạp. (Ảnh: Flickr)Điều này được lý giải là do khi lật ngửa chuột biển lên, hình dáng mặt bụng của nó có cấu tạo hệt như bộ phận sinh dục của nữ giới. (Ảnh: Wikimedia Commons)Còn về lý do được gọi là chuột biển, nhiều chuyên gia cho rằng bởi khi dạt vào bờ, loài động vật này khá giống với loài chuột thường khi bị nhúng nước, ướt hết lông. (Ảnh: Lancashire)Cơ thể phía trên của chuột biển được bao phủ bởi những sợi lông cứng dày đặc có cấu trúc như những sợi tóc. Kết cấu màu sắc trên lông chuột biển cũng là một trong những tính năng độc đáo của nó. (Ảnh: Marlin)Tính năng này được coi là một cơ chế bảo vệ, giúp chuột biển đưa ra những tín hiệu cảnh báo về kẻ thù tiềm năng. (Ảnh: Salesjo)Về sinh sản, chuột biển có phân loại giới tính riêng biển, đực và cái. Chúng sinh sản hữu tính bằng cách giải phóng trứng và tinh trùng vào trong nước và kết hợp với nhau. (Ảnh: Aphotomarine)Để sinh tồn, chuột biển ăn thịt và chủ yếu ăn các loài động vật nhỏ dưới đáy như cua nhỏ, cua ẩn sĩ và cả các loài sâu biển khác. Loài này cũng được quan sát là đã chi phối và tiêu diệt gọn một con sâu biển có chiều dài gấp 3 lần cơ thể nó. (Ảnh: Nnm)Hoạt động săn mồi, ăn mồi của chuột biển chủ yếu diễn ra về đêm. Trong ảnh là một con chuột biển dạt vào bờ sau một cơn bão mạnh. (Ảnh: Glaucus)
Chuột biển là một loài sinh vật kỳ lạ có tên khoa học là Aphrodita Aculeata. Tuy rằng có cái tên chuột biển nhưng loài này không phải là một loài động vật có xương sống, thực tế chuột biển là một loại sâu biển nhiều lông tơ. (Ảnh: Marlin)
Chúng sống ở tầng đáy đại dương, ở độ sâu hơn 3000m, thường vùi mình trong cát, không thích di chuyển nhiều. Về phân bố, chuột biển được tìm thấy ở những vùng biển Bắc Đại Tây Dương, biển Bắc, các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. (Ảnh: Wikiwand)
Mặc dù ngoại hình chẳng lấy gì làm xinh đẹp mỹ miều nhưng cái tên khoa học của chuột biển, Aphrodita aculeata lại được đặt theo tên của nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp của Hy Lạp. (Ảnh: Flickr)
Điều này được lý giải là do khi lật ngửa chuột biển lên, hình dáng mặt bụng của nó có cấu tạo hệt như bộ phận sinh dục của nữ giới. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Còn về lý do được gọi là chuột biển, nhiều chuyên gia cho rằng bởi khi dạt vào bờ, loài động vật này khá giống với loài chuột thường khi bị nhúng nước, ướt hết lông. (Ảnh: Lancashire)
Cơ thể phía trên của chuột biển được bao phủ bởi những sợi lông cứng dày đặc có cấu trúc như những sợi tóc. Kết cấu màu sắc trên lông chuột biển cũng là một trong những tính năng độc đáo của nó. (Ảnh: Marlin)
Tính năng này được coi là một cơ chế bảo vệ, giúp chuột biển đưa ra những tín hiệu cảnh báo về kẻ thù tiềm năng. (Ảnh: Salesjo)
Về sinh sản, chuột biển có phân loại giới tính riêng biển, đực và cái. Chúng sinh sản hữu tính bằng cách giải phóng trứng và tinh trùng vào trong nước và kết hợp với nhau. (Ảnh: Aphotomarine)
Để sinh tồn, chuột biển ăn thịt và chủ yếu ăn các loài động vật nhỏ dưới đáy như cua nhỏ, cua ẩn sĩ và cả các loài sâu biển khác. Loài này cũng được quan sát là đã chi phối và tiêu diệt gọn một con sâu biển có chiều dài gấp 3 lần cơ thể nó. (Ảnh: Nnm)
Hoạt động săn mồi, ăn mồi của chuột biển chủ yếu diễn ra về đêm. Trong ảnh là một con chuột biển dạt vào bờ sau một cơn bão mạnh. (Ảnh: Glaucus)