Rãnh Mariana là rãnh tự nhiên sâu nhất thế giới. Nằm ở Thái Bình Dương, nó hình thành một vùng trũng hình lưỡi liềm lớn dưới đáy biển ở các vùng lân cận đảo Mariana, sau khi nó được đặt tên.Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km (1.580 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 69 km (43 dặm). Phần sâu nhất của rãnh Mariana là Challenger Deep với độ sâu 10.944m dưới mặt nước biển và là điểm sâu nhất trên Trái đất.Khe vực Mariana có độ sâu hơn 10.000m với áp suất kinh khủng và nước biển lạnh giá. Ở đây cũng không hề có chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống, bởi vậy lý do vì sao với điều kiện khắc nghiệt như vậy mà sự sống ở đây vẫn phát triển tốt là câu hỏi khiến nhà khoa học đau đầu.Độ sâu của rãnh Mariana lần đầu tiên được đo vào năm 1875. Đây là một cuộc khám phá mang tính khoa học của người Anh được đặt tên theo con tàu hải quân tham gia – HMS Challenger.Chỉ có một số ít người đã lặn xuống đáy của rãnh Mariana. Hai người tiên phong vào năm 1960 là một kĩ sư người Thụy Sĩ tên Jacques Piccard và Donald Walsh – một đại úy hải quân người Mỹ. Đến năm 2012, cuộc lặn được thực hiện lại bởi đạo diễn phim James Cameron.Với vai trò là một nhà làm phim, Cameron không quên mang theo một máy quay ba chiều hiện đại nhất để ghi lại những thước phim hiếm có dưới đáy biển sâu. Qua đó cả thế giới đã phải sửng sốt trước những sinh vật kì dị, rùng rợn đang tồn tại ở nơi sâu nhất mà con người từng biết đến này.Do môi trường ở đáy vực là một bóng tối hoàn toàn nên các loài sinh vật nơi đây đã tiến hóa một cách kì lạ để phù hợp với môi trường sống. Một số loài có đôi mắt khổng lồ để dễ bắt được ánh sáng. Một số khác không có chức năng của thị giác nhưng lại mạnh về xúc giác để cảm nhận con mồi.Có những loài có khả năng tự phát sáng để thu hút con mồi khác tự tìm đến. Không có ánh sáng mặt trời cũng cũng khiến cho các loại tảo hoặc cây cỏ không thể phát triển, bởi vậy thức ăn dưới đây rất thiếu thốn.Nhiệt độ nơi đây cũng hết sức khắc nghiệt khi chỉ dao động từ -1 cho đến 4 độ C . Đáng sợ hơn nữa khi áp suất lên đến tám tấn mỗi inch, nhiều hơn mức sức ép trên mặt biển một nghìn lần. Sự kết hợp giữa môi trường lạnh già và áp suất cũng tạo nên những tác động lạ lùng lên cơ thể các sinh vật.Các nhà khoa học đều cho rằng sự sống của mọi sinh vật trên trái đất đều bắt nguồn từ sự phát triển và tiến hóa lâu dài từ các sự sống dưới đáy biển. Bởi vậy các vi khuẩn ở khe vực Mariana có thể sẽ giúp tìm về cội nguồn sự ra đời của loài người.Máy quay của đạo diễn James Cameron đã ghi hình lại được những loài giáp xác có hình dạng giống như loài tôm. Chỉ khác là chúng có kích thước to lớn hơn nhiều so với các sinh vật cùng loại trên mặt biển.Tất cả tế bào ở động vật đều được bao quanh bởi một lớp màng bằng chết béo. Lớp màng này ở dạng lỏng để truyền tín hiệu thần kinh và giúp cho quá trình trao đổi chất từ trong ra ngoài.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Rãnh Mariana là rãnh tự nhiên sâu nhất thế giới. Nằm ở Thái Bình Dương, nó hình thành một vùng trũng hình lưỡi liềm lớn dưới đáy biển ở các vùng lân cận đảo Mariana, sau khi nó được đặt tên.
Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km (1.580 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 69 km (43 dặm). Phần sâu nhất của rãnh Mariana là Challenger Deep với độ sâu 10.944m dưới mặt nước biển và là điểm sâu nhất trên Trái đất.
Khe vực Mariana có độ sâu hơn 10.000m với áp suất kinh khủng và nước biển lạnh giá. Ở đây cũng không hề có chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống, bởi vậy lý do vì sao với điều kiện khắc nghiệt như vậy mà sự sống ở đây vẫn phát triển tốt là câu hỏi khiến nhà khoa học đau đầu.
Độ sâu của rãnh Mariana lần đầu tiên được đo vào năm 1875. Đây là một cuộc khám phá mang tính khoa học của người Anh được đặt tên theo con tàu hải quân tham gia – HMS Challenger.
Chỉ có một số ít người đã lặn xuống đáy của rãnh Mariana. Hai người tiên phong vào năm 1960 là một kĩ sư người Thụy Sĩ tên Jacques Piccard và Donald Walsh – một đại úy hải quân người Mỹ. Đến năm 2012, cuộc lặn được thực hiện lại bởi đạo diễn phim James Cameron.
Với vai trò là một nhà làm phim, Cameron không quên mang theo một máy quay ba chiều hiện đại nhất để ghi lại những thước phim hiếm có dưới đáy biển sâu. Qua đó cả thế giới đã phải sửng sốt trước những sinh vật kì dị, rùng rợn đang tồn tại ở nơi sâu nhất mà con người từng biết đến này.
Do môi trường ở đáy vực là một bóng tối hoàn toàn nên các loài sinh vật nơi đây đã tiến hóa một cách kì lạ để phù hợp với môi trường sống. Một số loài có đôi mắt khổng lồ để dễ bắt được ánh sáng. Một số khác không có chức năng của thị giác nhưng lại mạnh về xúc giác để cảm nhận con mồi.
Có những loài có khả năng tự phát sáng để thu hút con mồi khác tự tìm đến. Không có ánh sáng mặt trời cũng cũng khiến cho các loại tảo hoặc cây cỏ không thể phát triển, bởi vậy thức ăn dưới đây rất thiếu thốn.
Nhiệt độ nơi đây cũng hết sức khắc nghiệt khi chỉ dao động từ -1 cho đến 4 độ C . Đáng sợ hơn nữa khi áp suất lên đến tám tấn mỗi inch, nhiều hơn mức sức ép trên mặt biển một nghìn lần. Sự kết hợp giữa môi trường lạnh già và áp suất cũng tạo nên những tác động lạ lùng lên cơ thể các sinh vật.
Các nhà khoa học đều cho rằng sự sống của mọi sinh vật trên trái đất đều bắt nguồn từ sự phát triển và tiến hóa lâu dài từ các sự sống dưới đáy biển. Bởi vậy các vi khuẩn ở khe vực Mariana có thể sẽ giúp tìm về cội nguồn sự ra đời của loài người.
Máy quay của đạo diễn James Cameron đã ghi hình lại được những loài giáp xác có hình dạng giống như loài tôm. Chỉ khác là chúng có kích thước to lớn hơn nhiều so với các sinh vật cùng loại trên mặt biển.
Tất cả tế bào ở động vật đều được bao quanh bởi một lớp màng bằng chết béo. Lớp màng này ở dạng lỏng để truyền tín hiệu thần kinh và giúp cho quá trình trao đổi chất từ trong ra ngoài.