Rắn Inland taipan (rắn taipan nội địa) là một trong những loài rắn độc nhất, thậm chí là độc nhất thế giới, căn cứ theo số chỉ định LD50, có nghĩa là chỉ cần một chút nọc độc của nó có thể giết chết con mồi (hoặc con người).Khi rắn taipan cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn cơ thể của nó thành hình chữ S, giống như một lò xo bị nén, trước khi phóng ra với một cú đớp cực nhanh.Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4 m. Thị lực ấn tượng của con rắn cho phép nó phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100 m.Sự nguy hiểm của rắn hổ mang không phải là hiệu lực của nọc độc, mà là lượng nọc độc được tiêm vào nạn nhân. Theo đó trong mỗi vết cắn, rắn sẽ tiêm vào nạn nhân khoảng 7 ml nọc độc, chưa kể tới việc con rắn có xu hướng tấn công với 3 hoặc 4 vết cắn liên tiếp.Loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi, mamba đen (Dendroaspis polylepis) có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Được đặt tên do màu bên trong miệng của chúng tối như mực, cơ thể mamba đen thực sự có màu nâu. Chúng có chiều dài trung bình khoảng 2,5 m và có thể di chuyển với vận tốc 19 km/h.Rắn Boomslang (Dispholidus typus) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nọc độc của loài rắn này có chứa chất chống đông máu, khiến nạn nhân bị chết do xuất huyết trong và ngoài.Rắn Viper vảy cưa (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong nhóm "Bộ Tứ" ở Ấn Độ, thường xuyên chịu trách nhiệm cho các trường hợp tử vong liên quan tới rắn cắn tại quốc gia này.Một vết cắn từ Fer-de-lance (Bothrops asper) có thể khiến mô cơ thể của một người chuyển sang màu đen khi nó bắt đầu hoại tử. Do nọc độc của loài rắn độc fer-de-lance có chứa chất chống đông máu nên vết cắn của loài rắn này có thể khiến một người bị xuất huyết. Một con cái có thể sinh đến 90 con.Rắn hổ (Notechis scutatus) được đặt tên dựa theo các dải màu vàng và đen trên cơ thể của nó, mặc dù không phải tất cả các quần thể đều có hình dạng đó. Nọc độc mạnh của nó có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây ra ít nhất một ca tử vong mỗi năm, Đại học Adelaide báo cáo.Rắn lục Russell (Daboia russelii) sở hữu nọc độc dẫn đến một loạt các triệu chứng khủng khiếp: suy thận cấp tính, chảy máu nghiêm trọng và tổn thương đa cơ quan. Một số thành phần của nọc độc liên quan đến đông máu cũng có thể dẫn đến đột quỵ cấp tính. Nạn nhân thường chết vì suy thận.Rắn cạp nong (Bungarus fasatus) là loài di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối. Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, nọc độc của loài rắn này có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động. Điều này ngăn không khí đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.Rắn Coastal taipan (rắn taipan ven biển) có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, nó sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất khi nó nhảy với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù. Trước năm 1956, khi một loại thuốc kháng nọc độc được sản xuất hiệu quả, vết cắn của loài rắn này gần như luôn gây tử vong.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Rắn Inland taipan (rắn taipan nội địa) là một trong những loài rắn độc nhất, thậm chí là độc nhất thế giới, căn cứ theo số chỉ định LD50, có nghĩa là chỉ cần một chút nọc độc của nó có thể giết chết con mồi (hoặc con người).
Khi rắn taipan cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn cơ thể của nó thành hình chữ S, giống như một lò xo bị nén, trước khi phóng ra với một cú đớp cực nhanh.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4 m. Thị lực ấn tượng của con rắn cho phép nó phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100 m.
Sự nguy hiểm của rắn hổ mang không phải là hiệu lực của nọc độc, mà là lượng nọc độc được tiêm vào nạn nhân. Theo đó trong mỗi vết cắn, rắn sẽ tiêm vào nạn nhân khoảng 7 ml nọc độc, chưa kể tới việc con rắn có xu hướng tấn công với 3 hoặc 4 vết cắn liên tiếp.
Loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi, mamba đen (Dendroaspis polylepis) có thể giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc. Được đặt tên do màu bên trong miệng của chúng tối như mực, cơ thể mamba đen thực sự có màu nâu. Chúng có chiều dài trung bình khoảng 2,5 m và có thể di chuyển với vận tốc 19 km/h.
Rắn Boomslang (Dispholidus typus) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nọc độc của loài rắn này có chứa chất chống đông máu, khiến nạn nhân bị chết do xuất huyết trong và ngoài.
Rắn Viper vảy cưa (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong nhóm "Bộ Tứ" ở Ấn Độ, thường xuyên chịu trách nhiệm cho các trường hợp tử vong liên quan tới rắn cắn tại quốc gia này.
Một vết cắn từ Fer-de-lance (Bothrops asper) có thể khiến mô cơ thể của một người chuyển sang màu đen khi nó bắt đầu hoại tử. Do nọc độc của loài rắn độc fer-de-lance có chứa chất chống đông máu nên vết cắn của loài rắn này có thể khiến một người bị xuất huyết. Một con cái có thể sinh đến 90 con.
Rắn hổ (Notechis scutatus) được đặt tên dựa theo các dải màu vàng và đen trên cơ thể của nó, mặc dù không phải tất cả các quần thể đều có hình dạng đó. Nọc độc mạnh của nó có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây ra ít nhất một ca tử vong mỗi năm, Đại học Adelaide báo cáo.
Rắn lục Russell (Daboia russelii) sở hữu nọc độc dẫn đến một loạt các triệu chứng khủng khiếp: suy thận cấp tính, chảy máu nghiêm trọng và tổn thương đa cơ quan. Một số thành phần của nọc độc liên quan đến đông máu cũng có thể dẫn đến đột quỵ cấp tính. Nạn nhân thường chết vì suy thận.
Rắn cạp nong (Bungarus fasatus) là loài di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối. Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, nọc độc của loài rắn này có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động. Điều này ngăn không khí đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.
Rắn Coastal taipan (rắn taipan ven biển) có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, nó sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất khi nó nhảy với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù. Trước năm 1956, khi một loại thuốc kháng nọc độc được sản xuất hiệu quả, vết cắn của loài rắn này gần như luôn gây tử vong.