Một nghiên cứu có tên "A Study of 225 Malayan Pit Viper Bites in Thailand" chỉ ra rắn chàm quạp hay còn gọi rắn lục Mã Lai (tên khoa học: Calloselasma rhodostoma) hoặc rắn lục nưa là loài rắn độc có răng nanh dài từ 1,6 - 1,7 cm.Theo đó, đây được cho là loài rắn độc có răng nanh dài nhất Việt Nam. Răng nanh của loài rắn này lớn hơn cả hổ mang chúa với chiều dài chỉ khoảng 8 - 10 mm.Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn độc cực nguy hiểm đối với con người. Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới ở Đông Nam Á.Tại Việt Nam, rắn chàm quạp thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su, cây điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang), núi đá vôi thuộc tỉnh Kiên Giang...Rắn chàm quạp săn mồi về đêm và thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Sự nguy hiểm của nọc độc của rắn chàm quạp chỉ sau rắn biển (đẻn biển). Đây là loại rắn độc cực kỳ nguy hiểm và thường gây ra một số vụ rắn cắn người nguy hiểm.Do nọc độc của rắn chàm quạp vô cùng nguy hiểm nên các bác sỹ khuyến cáo người dân khi bị rắn cắn cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu. Đầu tiên là yêu cầu nạn nhân nằm im, đặt chỗ bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.Tiếp đến, rửa sạch vết thương, băng chặt chỗ bị cắn băng vải, băng bắt đầu từ phía trên vết cắn để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết. Đồng thời, người dân gần ghi nhớ hoặc chụp ảnh con rắn để mô tả cho bác sỹ dễ nhận định loài rắn cũng như nhanh chóng bệnh nhân đến bệnh viện.Các hình thức như rạch da, hút nọc độc rắn bằng miệng hay giác hút, đặt garo… không có hiệu quả mà còn có thể gây nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ.Tất cả các trường hợp bị rắn cắn, ngay cả đó là loài rắn lành, không có nọc độc, đều phải theo dõi tại bệnh viện trong suốt 24 giờ đầu tiên.Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THDT.
Một nghiên cứu có tên "A Study of 225 Malayan Pit Viper Bites in Thailand" chỉ ra rắn chàm quạp hay còn gọi rắn lục Mã Lai (tên khoa học: Calloselasma rhodostoma) hoặc rắn lục nưa là loài rắn độc có răng nanh dài từ 1,6 - 1,7 cm.
Theo đó, đây được cho là loài rắn độc có răng nanh dài nhất Việt Nam. Răng nanh của loài rắn này lớn hơn cả hổ mang chúa với chiều dài chỉ khoảng 8 - 10 mm.
Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn độc cực nguy hiểm đối với con người. Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới ở Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, rắn chàm quạp thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su, cây điều thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang), núi đá vôi thuộc tỉnh Kiên Giang...
Rắn chàm quạp săn mồi về đêm và thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Sự nguy hiểm của nọc độc của rắn chàm quạp chỉ sau rắn biển (đẻn biển). Đây là loại rắn độc cực kỳ nguy hiểm và thường gây ra một số vụ rắn cắn người nguy hiểm.
Do nọc độc của rắn chàm quạp vô cùng nguy hiểm nên các bác sỹ khuyến cáo người dân khi bị rắn cắn cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu. Đầu tiên là yêu cầu nạn nhân nằm im, đặt chỗ bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.
Tiếp đến, rửa sạch vết thương, băng chặt chỗ bị cắn băng vải, băng bắt đầu từ phía trên vết cắn để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết. Đồng thời, người dân gần ghi nhớ hoặc chụp ảnh con rắn để mô tả cho bác sỹ dễ nhận định loài rắn cũng như nhanh chóng bệnh nhân đến bệnh viện.
Các hình thức như rạch da, hút nọc độc rắn bằng miệng hay giác hút, đặt garo… không có hiệu quả mà còn có thể gây nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ.
Tất cả các trường hợp bị rắn cắn, ngay cả đó là loài rắn lành, không có nọc độc, đều phải theo dõi tại bệnh viện trong suốt 24 giờ đầu tiên.
Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THDT.