Dịch bệnh "chảy máu chuối" có tên gọi như vậy là vì chuối bị cắt trông giống như đang chảy máu. Căn bệnh này do một loại vi khuẩn gây ra khiến cây chuối thối lá, héo lá rồi chết.Tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra biện pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh "chảy máu chuối". Vì vậy, dịch bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn cho những nông dân trồng chuối.Theo các chuyên gia, bệnh "chảy máu chuối" xuất hiện đầu tiên ở đảo Kayuadi, Nam Sulawesi, Indonesia vào năm 1905. Khi ấy, căn bệnh này đã gây thiệt hại lớn cho các chủ đồn điền trồng chuối trong khu vực.Đến năm 1987, bệnh "chảy máu chuối" xuất hiện tại Tây Java và lan sang 25 tỉnh của Indonesia và một số nơi ở Malaysia.Tác động của dịch bệnh đối với mùa vụ khá lớn nên nhiều nông dân quyết định ngừng trồng chuối.Thời gian gần đây, dịch bệnh "chảy máu chuối" bắt đầu hoành hành tại Malaysia và có nguy cơ lan sang nhiều nước Đông Nam Á.Theo Tiến sĩ Jane Ray thuộc Đại dịch Queensland (Australia) - người dành nhiều thời gian nghiên cứu về căn bệnh chảy máu chuối, nếu không có biện pháp can thiệp thì thiệt hại về kinh tế sẽ rất lớn.Dịch bệnh xảy ra ở những khu vực mà người trồng không có kinh nghiệm quản lý dịch bệnh thì thiệt hại ngày càng nhiều. Do vậy, Tiến sĩ Jane Ray nhận định cần phải sớm làm rõ các phương thức lây truyền căn bệnh trên để từ đó tìm ra cách không chế dịch bệnh.Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định việc hiểu rõ nguồn gốc, tốc lây lan bệnh "chảy máu chuối" sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực.Hiện các chuyên gia nhận diện được bệnh “máu chuối” ở 18 giống chuối khác nhau. Căn bệnh này được cho có thể lây lan do việc vận chuyển chuối nhiễm bệnh. Thêm nữa, vi khuẩn gây ra căn bệnh này cũng có nguy cơ lan rộng thông qua côn trùng, nước và đất.Mời độc giả xem video: Buồng chuối gần 100 nải ở Khánh Hòa. Nguồn: VTV24.
Dịch bệnh "chảy máu chuối" có tên gọi như vậy là vì chuối bị cắt trông giống như đang chảy máu. Căn bệnh này do một loại vi khuẩn gây ra khiến cây chuối thối lá, héo lá rồi chết.
Tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra biện pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh "chảy máu chuối". Vì vậy, dịch bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn cho những nông dân trồng chuối.
Theo các chuyên gia, bệnh "chảy máu chuối" xuất hiện đầu tiên ở đảo Kayuadi, Nam Sulawesi, Indonesia vào năm 1905. Khi ấy, căn bệnh này đã gây thiệt hại lớn cho các chủ đồn điền trồng chuối trong khu vực.
Đến năm 1987, bệnh "chảy máu chuối" xuất hiện tại Tây Java và lan sang 25 tỉnh của Indonesia và một số nơi ở Malaysia.
Tác động của dịch bệnh đối với mùa vụ khá lớn nên nhiều nông dân quyết định ngừng trồng chuối.
Thời gian gần đây, dịch bệnh "chảy máu chuối" bắt đầu hoành hành tại Malaysia và có nguy cơ lan sang nhiều nước Đông Nam Á.
Theo Tiến sĩ Jane Ray thuộc Đại dịch Queensland (Australia) - người dành nhiều thời gian nghiên cứu về căn bệnh chảy máu chuối, nếu không có biện pháp can thiệp thì thiệt hại về kinh tế sẽ rất lớn.
Dịch bệnh xảy ra ở những khu vực mà người trồng không có kinh nghiệm quản lý dịch bệnh thì thiệt hại ngày càng nhiều. Do vậy, Tiến sĩ Jane Ray nhận định cần phải sớm làm rõ các phương thức lây truyền căn bệnh trên để từ đó tìm ra cách không chế dịch bệnh.
Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định việc hiểu rõ nguồn gốc, tốc lây lan bệnh "chảy máu chuối" sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực.
Hiện các chuyên gia nhận diện được bệnh “máu chuối” ở 18 giống chuối khác nhau. Căn bệnh này được cho có thể lây lan do việc vận chuyển chuối nhiễm bệnh. Thêm nữa, vi khuẩn gây ra căn bệnh này cũng có nguy cơ lan rộng thông qua côn trùng, nước và đất.
Mời độc giả xem video: Buồng chuối gần 100 nải ở Khánh Hòa. Nguồn: VTV24.