Will Wagstaff, một chuyên gia động vật hoang dã người Anh cùng nhóm bạn của mình dạo chơi trong rừng trên hòn đảo St Mary thuộc quần đảo Scilly đã bất ngờ gặp một con kền kền Ai Cập, một loài chim hiếm xuất hiện sau 155 năm.Kền kền Ai Cập, còn được gọi là "chim thần" hoặc "gà của Pharaoh" là một loài kền kền nhỏ được tìm thấy từ miền bắc châu Phi cho đến miền tây nam châu Á.Nó được gọi là "chim thần" vì có liên quan tới văn hóa Ai Cập cổ đại và được xem là biểu tượng hoàng gia trong đó.Kền kền Ai Cập thường sống ở vùng đồng bằng khô và đồi thấp. Chúng ưa thích đậu trên cây đã chết hoặc vách đá để quan sát môi trường xung quanh.Loài này chủ yếu ăn xác thối và xác của các loài thú săn mồi lớn hơn, cũng như các loài động vật nhỏ khác.Chim thường tái sử dụng các tổ cho nhiều năm và có tuổi thọ trung bình khoảng 21 năm trong tự nhiên.Kền kền Ai Cập đang đối mặt với nguy cơ đe dọa do sự săn bắt của con người, thay đổi khí hậu và suy thoái môi trường sống.Chúng chỉ còn phân bố rải rác từ bán đảo Iberia và Bắc Phi đến Ấn Độ và được liệt kê là động vật nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Mời quý độc giả xem thêm video: Mê mẩn ngắm khoảnh khắc đáng yêu của động vật khi ngủ.
Will Wagstaff, một chuyên gia động vật hoang dã người Anh cùng nhóm bạn của mình dạo chơi trong rừng trên hòn đảo St Mary thuộc quần đảo Scilly đã bất ngờ gặp một con kền kền Ai Cập, một loài chim hiếm xuất hiện sau 155 năm.
Kền kền Ai Cập, còn được gọi là "chim thần" hoặc "gà của Pharaoh" là một loài kền kền nhỏ được tìm thấy từ miền bắc châu Phi cho đến miền tây nam châu Á.
Nó được gọi là "chim thần" vì có liên quan tới văn hóa Ai Cập cổ đại và được xem là biểu tượng hoàng gia trong đó.
Kền kền Ai Cập thường sống ở vùng đồng bằng khô và đồi thấp. Chúng ưa thích đậu trên cây đã chết hoặc vách đá để quan sát môi trường xung quanh.
Loài này chủ yếu ăn xác thối và xác của các loài thú săn mồi lớn hơn, cũng như các loài động vật nhỏ khác.
Chim thường tái sử dụng các tổ cho nhiều năm và có tuổi thọ trung bình khoảng 21 năm trong tự nhiên.
Kền kền Ai Cập đang đối mặt với nguy cơ đe dọa do sự săn bắt của con người, thay đổi khí hậu và suy thoái môi trường sống.
Chúng chỉ còn phân bố rải rác từ bán đảo Iberia và Bắc Phi đến Ấn Độ và được liệt kê là động vật nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.