Đề xuất cơ chế đặc thù chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học

Google News

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP Hồ Chí Minh) đề xuất Chính phủ có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học, dỡ bỏ các rào cản hành chính.

Sáng 7/6, gửi câu hỏi chất vấn tới Bộ tưởng Bộ KH&CN, đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy (TPHCM) cho biết, ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, một trong những yếu tố then chốt để thực hiện chiến lược này là cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học.
De xuat co che dac thu chap nhan rui ro, that bai trong khoa hoc
  Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy (TPHCM) chất vấn về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ảnh: QH.
Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ của giới khoa học đối với chiến lược trên thì họ cũng mong muốn Chính phủ có cơ chế đặc thù chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học, dỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. "Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì cho vấn đề này", đại biểu nêu câu hỏi.
Hoạt động đặc thù, có tính rủi ro, độ trễ
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Diệu Thúy, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, đây là nội dung mà cả xã hội quan tâm, nhất là các nhà khoa học, nghiên cứu.
Năm 2023 các thông tư quy định về quản lý các chương trình, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã được sửa một cách đồng loạt. Vừa rồi, đã ban hành được 5 thông tư mới, đồng bộ với việc tái cơ cấu lại các chương trình khoa học, công nghệ quốc gia.
De xuat co che dac thu chap nhan rui ro, that bai trong khoa hoc-Hinh-2
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: QH. 
Cụ thể, Thông tư số 8 về tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng bãi bỏ các quy định mà các nhà khoa học là chủ nhiệm có nhiệm vụ nghiệm thu không đạt thì không được tiếp tục tham gia nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong 2 năm tiếp. Trong đó, tính đặc thù, tính rủi ro, độ trễ của khoa học, công nghệ được quan tâm.
Trước đây nếu nhà khoa học nào mà không hoàn thành được nhiệm vụ khoa học, công nghệ của mình thì không được đăng ký tiếp tục 2 năm sau đó và đơn vị chủ trì cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc đăng ký nhiệm vụ khoa học, công nghệ cao cấp. Đó là vấn đề mà các nhà khoa học cũng như các đơn vị chủ trì rất quan ngại, thấy đó cũng là một cản trở.
“Bởi khoa học và công nghệ là một hoạt động xã hội đặc biệt, nó tìm kiếm ra vấn đề mới, có thể thành công, không thành công, thất bại, thành công sớm hoặc thành công chậm, cho nên tính đặc thù là rủi ro và độ trễ. Đặc thù đó thì có rất nhiều nhà khoa học cũng đề cập”, ông Đạt nói.
Hồ sơ thanh toán nhiều hơn hồ sơ khoa học
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong ngày 17/5 vừa rồi Thủ tướng Chính phủ về dự sự kiện 60 năm Bác Hồ với ngành khoa học, công nghệ. Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định phải chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, chấp nhận độ trễ trong nghiên cứu khoa học.
“Tôi cũng rất tâm đắc với câu "Khoa học là con đường ngắn nhất để đi tới thịnh vượng". Trên tinh thần đó chúng tôi hết sức cố gắng để làm thế nào động viên các nhà khoa học tham gia một cách tích cực vào hoạt động thiên chức của mình, đó là nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo”, ông Đạt nói.
Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Thông tư 27 về khoán chi. “Qua đó có thể đơn giản hóa các thủ tục mua sắm, thanh toán để giảm bớt hồ sơ, thủ tục thanh toán mà các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo, quản lý cũng thường xuyên bảo là hồ sơ thanh toán nhiều hơn hồ sơ khoa học”, ông Đạt nói.
Theo ông Đạt, nếu thực hiện được khoán chi một cách đúng nghĩa đến sản phẩm cuối cùng thì chắc chắn hồ sơ sẽ giảm xuống phân nửa hoặc chỉ còn lại 1/3.
Bộ trường Bộ KH&CN đề nghị các cấp có thẩm quyền hãy tin tưởng hơn nữa vào các nhà khoa học, giao trọng trách cho họ, giao nhiệm vụ cho họ, giao cơ chế, chính sách cho họ một cách thỏa đáng để họ có thể phát huy năng lực, khả năng của họ để cống hiến.

Dù không được chất vấn, nhưng Bộ trưởng Bộ KH&CN đã đề cập tới một đặc thù rất quan trọng nữa, đó là về kinh phí, về tài chính của lĩnh vực khoa học, công nghệ. Theo Bộ trưởng, nghiên cứu khoa học không thể tính toán, định lượng chính xác như là các hoạt động lao động sản xuất khác, nên có thể nói là rất khó để xây dựng các định mức cũng như tính toán hiệu quả cũng như lợi nhuận. “Trong quá trình chúng ta xây dựng thuyết minh, trong quá trình quản lý đề tài hoặc ngay cả nghiệm thu đề tài, việc xác định lợi nhuận, xác định hiệu quả kinh tế nó phải ở trong tương lai”, ông Đạt nói.

Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội.

Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)