Ngày 23/02, thông tin từ Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, thông qua 85 điểm đặt bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Vũ Quang, đơn vị đã ghi nhận được 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn. Ảnh: Nai rừng tại Vườn quốc gia Vũ Quang là loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Các loài động vật quý hiếm được ghi nhận lần này, gồm: voi châu Á, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang Trường Sơn, mang lớn, mang thường, sơn dương, nai, thỏ vằn Trường Sơn, tê tê, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm, nhím đuôi dài, cầy vòi hương, chồn móc cua, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, cầy vằn Bắc, mèo rừng, sóc, lửng lợn, lợn rừng, gà so lưng gụ, gà so họng hung, gà rừng, khướu đất hung, hoét xanh, khướu má hung, chích chòe lửa, đuôi cụt, gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng… Ảnh: Gà lôi Đặc biệt, có một số loài rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần phải có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt như: mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á… Ảnh: Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata, thân cầy dài 51–76 cm, phần đuôi là 51–63 cm, nặng từ 3,6–6 kg.Voi châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng khi chỉ còn khoảng 104-132 cá thể ngoài tự nhiên, được phân hạng ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và được phân hạng ở mức nguy cấp (EN) trong danh Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (2021).Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca Arctoides, là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.Chồn họng vàng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, thích hợp nhất là các rừng cây gỗ lớn…Khướu có tên khoa học là Pteruthius aenobarbus, dài 11-12 cm. Đây là loài chim định cư, sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.200 m.Sơn dương là một loài động vật cỡ lớn thuộc họ Trâu, cá thể trưởng thành của loài thú móng guốc này dài 1,4-1,8 mét, nặng 120-150 kg.Thỏ vằn Trường Sơn – Annamite Stripped Rabbit (Nesolagus timminsi) là loài đặc hữu, quý hiếm chỉ có ở dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào.Mèo rừng có hình dáng và thể trạng tương tự như một con mèo đã được thuần hóa, tuy nhiên màu sắc lông của những con mèo hoang dã này có màu vàng nhạt, sọc nâu đen hoặc có đốm, phần bên dưới của nó màu xám hoặc đôi khi là màu đen tuyền.Mang là loài có kích thước trung bình thuộc họ huơu nai, trọng lượng cơ thể khoảng 40 - 50kg.Lợn rừng đang đi tìm kiếm thức ăn.Lửng lợn (Arctonyx collaris F. cuvier) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là chồn hoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 20-25cm, trọng lượng 12-14kg.Nhím bờm là một phân loài của nhím đuôi ngắn, đây là loài lớn nhất trong bộ gặm nhấm với kích thước to gần bằng một con chó.Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, chủ yếu ở các cây thấp cách mặt đất từ 1 đến 1,5 m và đôi khi chúng cũng xuống mặt đất tìm thức ăn.Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài
Ngày 23/02, thông tin từ Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, thông qua 85 điểm đặt bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Vũ Quang, đơn vị đã ghi nhận được 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn. Ảnh: Nai rừng tại Vườn quốc gia Vũ Quang là loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Các loài động vật quý hiếm được ghi nhận lần này, gồm: voi châu Á, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang Trường Sơn, mang lớn, mang thường, sơn dương, nai, thỏ vằn Trường Sơn, tê tê, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm, nhím đuôi dài, cầy vòi hương, chồn móc cua, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, cầy vằn Bắc, mèo rừng, sóc, lửng lợn, lợn rừng, gà so lưng gụ, gà so họng hung, gà rừng, khướu đất hung, hoét xanh, khướu má hung, chích chòe lửa, đuôi cụt, gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng… Ảnh: Gà lôi
Đặc biệt, có một số loài rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần phải có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt như: mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á… Ảnh: Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata, thân cầy dài 51–76 cm, phần đuôi là 51–63 cm, nặng từ 3,6–6 kg.
Voi châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng khi chỉ còn khoảng 104-132 cá thể ngoài tự nhiên, được phân hạng ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và được phân hạng ở mức nguy cấp (EN) trong danh Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (2021).
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca Arctoides, là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Chồn họng vàng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, thích hợp nhất là các rừng cây gỗ lớn…
Khướu có tên khoa học là Pteruthius aenobarbus, dài 11-12 cm. Đây là loài chim định cư, sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.200 m.
Sơn dương là một loài động vật cỡ lớn thuộc họ Trâu, cá thể trưởng thành của loài thú móng guốc này dài 1,4-1,8 mét, nặng 120-150 kg.
Thỏ vằn Trường Sơn – Annamite Stripped Rabbit (Nesolagus timminsi) là loài đặc hữu, quý hiếm chỉ có ở dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào.
Mèo rừng có hình dáng và thể trạng tương tự như một con mèo đã được thuần hóa, tuy nhiên màu sắc lông của những con mèo hoang dã này có màu vàng nhạt, sọc nâu đen hoặc có đốm, phần bên dưới của nó màu xám hoặc đôi khi là màu đen tuyền.
Mang là loài có kích thước trung bình thuộc họ huơu nai, trọng lượng cơ thể khoảng 40 - 50kg.
Lợn rừng đang đi tìm kiếm thức ăn.
Lửng lợn (Arctonyx collaris F. cuvier) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là chồn hoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 20-25cm, trọng lượng 12-14kg.
Nhím bờm là một phân loài của nhím đuôi ngắn, đây là loài lớn nhất trong bộ gặm nhấm với kích thước to gần bằng một con chó.
Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, chủ yếu ở các cây thấp cách mặt đất từ 1 đến 1,5 m và đôi khi chúng cũng xuống mặt đất tìm thức ăn.
Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài