Trước đó, một ngư dân tên Hồ Văn Thành ở tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phát hiện cá thể đồi mồi dứa tại khu vực bãi biển thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Bình và lập tức báo cho lực lược chức năng.Sau khi nhận được tin Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đồn Biên phòng Triệu Vân cứu hộ thành công cá thể đồi mồi này.Sau khi lập biên bản tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe, gắn thẻ định danh số hiệu VN (C) 00081, cá thể đồi mồi dứa có trọng lượng gần 25 kg; chiều dài thân hơn 77 cm, kích thước mai 59 x 62 cm, đã được thả về biển.Được biết, đây là cá thể đồi mồi dứa cái trưởng thành có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện trên địa bàn tỉnh. Có thể nó lên bãi biển đẻ trứng sau đó kiệt sức và mất phương hướng nên không thể quay trở về biển được.Đồi mồi dứa có tên khoa học là Lepidochelys Olivacea. Đây là loài rùa biển quí hiếm thuộc nhóm 1B, được liệt vào danh sách động vật hoang dã đang nguy cấp, nằm trong sách đỏ Việt Nam.Đồi mồi dứa là loài có kích thước nhỏ trong các loài rùa biển, chiều dài trung bình 70cm. Đẻ trứng vào tháng 3 – 6, mỗi lần đẻ 170 – 200 trứng, đường kính trứng trung bình 4cm.Loại hình bãi biển ưa thích của đồi mồi dứa là các bãi cát ven bờ và các đảo, thường ở gần các cửa sông. Nhìn chung sống gần bờ, vùng cát, vùng triều, vùng khơi, ven đảo.Đồi mồi dứa có mai ngắn rộng, mai có mầu xanh thẫm, khi còn nhỏ sống lưng thường nổi cao, khi lớn mai vồng cao. Trên mai có từ 5 đến 9 đôi tấm vảy (thường là từ 6 đến 8 đôi), không đối xứng. Chiều dài thẳng mai khoảng 72cm.Đầu rộng, phía trước mũi có dạng tam giác, chiều rộng đầu khoảng 13cm, phía trước mũi có 2 đôi tấm vảy. Trên mỗi chân bơi có 2 móng vuốt sắc nhọn, vuốt thứ 2 bị tiêu biến ở chân bơi trước.Khi còn bé, đồi mồi dứa con có màu xám, sau đó chuyển dần sang màu vàng tối ôliu đến màu xanh. Phía dưới bụng vàng kem. Viền ngoài yếm có 4 đôi tấm xương, trên mỗi tấm có một lỗ nhỏ ở gần mép lề sau. Rùa trưởng thành có kích thước nhỏ hơn Đồi mồi dứa Chelonia mydas trọng lượng khoảng từ 35 đến 50kg.Đồi mồi dứa phân bố ở khắp các vùng biển. Các tỉnh ven biển Việt Nam. Thế giới: Đông Thái Bình Dương (Baja California và Srilanoa, Mexico đến Côlômbia) nam Đại Tây Dương (Guyana đến Brazin và Tây Phi), bắc biển Ấn Độ (nhất là Orissa Ấn Độ) và Tây Thái Bình Dương (Malaixia và Thái Lan).Trước năm 1980 gặp phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, nhưng nguồn lợi đó đang bị đánh bắt quá mức, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt. Đặc biệt từ năm 1990 đến nay nguồn lợi này bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do đánh bắt và môi trường ô nhiễm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Trước đó, một ngư dân tên Hồ Văn Thành ở tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phát hiện cá thể đồi mồi dứa tại khu vực bãi biển thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Bình và lập tức báo cho lực lược chức năng.
Sau khi nhận được tin Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đồn Biên phòng Triệu Vân cứu hộ thành công cá thể đồi mồi này.
Sau khi lập biên bản tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe, gắn thẻ định danh số hiệu VN (C) 00081, cá thể đồi mồi dứa có trọng lượng gần 25 kg; chiều dài thân hơn 77 cm, kích thước mai 59 x 62 cm, đã được thả về biển.
Được biết, đây là cá thể đồi mồi dứa cái trưởng thành có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện trên địa bàn tỉnh. Có thể nó lên bãi biển đẻ trứng sau đó kiệt sức và mất phương hướng nên không thể quay trở về biển được.
Đồi mồi dứa có tên khoa học là Lepidochelys Olivacea. Đây là loài rùa biển quí hiếm thuộc nhóm 1B, được liệt vào danh sách động vật hoang dã đang nguy cấp, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Đồi mồi dứa là loài có kích thước nhỏ trong các loài rùa biển, chiều dài trung bình 70cm. Đẻ trứng vào tháng 3 – 6, mỗi lần đẻ 170 – 200 trứng, đường kính trứng trung bình 4cm.
Loại hình bãi biển ưa thích của đồi mồi dứa là các bãi cát ven bờ và các đảo, thường ở gần các cửa sông. Nhìn chung sống gần bờ, vùng cát, vùng triều, vùng khơi, ven đảo.
Đồi mồi dứa có mai ngắn rộng, mai có mầu xanh thẫm, khi còn nhỏ sống lưng thường nổi cao, khi lớn mai vồng cao. Trên mai có từ 5 đến 9 đôi tấm vảy (thường là từ 6 đến 8 đôi), không đối xứng. Chiều dài thẳng mai khoảng 72cm.
Đầu rộng, phía trước mũi có dạng tam giác, chiều rộng đầu khoảng 13cm, phía trước mũi có 2 đôi tấm vảy. Trên mỗi chân bơi có 2 móng vuốt sắc nhọn, vuốt thứ 2 bị tiêu biến ở chân bơi trước.
Khi còn bé, đồi mồi dứa con có màu xám, sau đó chuyển dần sang màu vàng tối ôliu đến màu xanh. Phía dưới bụng vàng kem. Viền ngoài yếm có 4 đôi tấm xương, trên mỗi tấm có một lỗ nhỏ ở gần mép lề sau. Rùa trưởng thành có kích thước nhỏ hơn Đồi mồi dứa Chelonia mydas trọng lượng khoảng từ 35 đến 50kg.
Đồi mồi dứa phân bố ở khắp các vùng biển. Các tỉnh ven biển Việt Nam. Thế giới: Đông Thái Bình Dương (Baja California và Srilanoa, Mexico đến Côlômbia) nam Đại Tây Dương (Guyana đến Brazin và Tây Phi), bắc biển Ấn Độ (nhất là Orissa Ấn Độ) và Tây Thái Bình Dương (Malaixia và Thái Lan).
Trước năm 1980 gặp phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, nhưng nguồn lợi đó đang bị đánh bắt quá mức, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt. Đặc biệt từ năm 1990 đến nay nguồn lợi này bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do đánh bắt và môi trường ô nhiễm.